Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 72)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU

2.3Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Chính phủ Việt Nam

2.3.1 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua

a. Tình hình phát hành:

Từ đầu năm đến nay nhiều đợt đấu thầu trái phiếu bằng nội tệ liên tục bị thất bại. Theo thống kê, đã có không dưới 10 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiến hành thất bại. Trong số 8 phiên đấu thầu trái phiếu bằng

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 72/106

nội tệ quý I mà HaSTC tiến hành chỉ có duy nhất 1 phiên thu được 100 tỉ đồng, với thời hạn 2 năm do Kho bạc Nhà nước phát hành.

*Nguyên nhân:

Việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ được nhiều chuyên gia kinh tế xem là một chính sách hay, hợp lý. Tuy nhiên thực tế nó chỉ được áp dụng sau khi hàng loạt cuộc đấu thầu trái phiếu bằng đồng nội tệ liên tiếp thất bại. Cho nên thực tế nó là giải pháp tình thế mà chính phủ Việt Nam đề ra trước sự khan hiếm về nguồn vốn bù đắp thâm hụt ngân sách. Nguồn vốn trái phiếu là một nguồn vốn quan trọng để chính phủ đầu tư vào hạ tầng kinh tế do đó chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân thất bại của những đợt phát hành trái phiếu để tìm ra những giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn bằng trái phiếu. Nguyên nhân của khó khăn trong công tác gọi vốn được nhận định như sau:

 Thời điểm phát hành được đánh giá là không mấy thuận lợi khi kinh tế đang gặp khó, xu hướng rút vốn khỏi thị trường hoặc tâm lý chờ đợi tin tức khả quan của nền kinh tế tác động tới khả năng tham gia của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

 Việc đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn của các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong năm 2008 sẽ tiếp tục hạn chế khả năng tham gia thị trường năm 2009 do còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của ngân hàng và bị hạn chế giới hạn đầu tư trên tổng tài sản. Thống kê cho thấy, trong quý I vừa qua, đã có nhiều ngân hàng thương mại bán ra khối lượng lớn trái phiếu nhằm cơ cấu danh mục.

 Việc quy định lãi suất trần của Bộ Tài chính đã tạo ra một rào cản khá lớn trong hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ vì lãi suất trần đưa ra thường có mức thấp hơn lãi suất kỳ vọng của các đối tượng tham gia. Do đó, các đợt gọi thầu kém hấp dẫn và tỉ lệ thành công không cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại liên tiếp của những đợt gọi thầu trong quý I và đầu quý II/2009. Ta có thể biểu diễn nguyên nhân này qua đồ thị sau:

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 73/106

b. Tình hình giao dịch trái phiếu chính phủ bằng nội tệ

Từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009

STT Chỉ tiêu Năm 2009

1 Tổng số đợt đấu thầu đã thực hiện 60 2 Tổng số loại trái phiếu đấu thầu 3 3 Tổng khối lượng trái phiếu đấu thầu (VNĐ) 64,000,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 2 năm 32,900,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 12,900,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 5 năm 11,900,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 10 năm 6,300,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 15 năm -

4 Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu (VNĐ) 2,595,700,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 2 năm 2,100,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 100,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 5 năm 45,700,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 10 năm 350,000,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 15 năm - 5 Tổng số tiền thanh toán trúng thầu (VNĐ) 2,595,700,000,000

Mức độ huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 tại HNX là khá thấp so với các năm 2007 và 2008. Với tỷ lệ huy động được chỉ đạt hơn 4,18% so với gọi thầu, mức độ huy động vốn qua đấu thầu Trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là khá thấp so với các năm 2007 và 2008.

Theo thống kê, năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 60 đợt đấu thầu Trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, huy động được 2.578 tỷ/62.700 tỷ gọi thầu. Trong khi đó, năm 2007 huy động được 15.839 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 23.400 tỷ đồng, tỷ lệ thành công là 67,69%. Năm 2008 huy động 6.060 tỷ đồng/26.600 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 22,78%. Năm 2009 huy động 2.578,5 tỷ đồng/61.700 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 4,18%. Tuy nhiên, điểm nhấn trong hoạt động đấu thầu Trái phiếu

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 74/106

Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong năm 2009 là tổ chức 6 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (USD), với các kỳ hạn 1, 2 và 3 năm. Số trái phiếu đấu thầu thành công trong đợt 1/2009 và đợt 2/2009 lên niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ.

Hàng hóa trái phiếu đưa ra đấu thầu và có tỷ lệ thành công phần lớn là các trái phiếu có kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm, các trái phiếu có kỳ hạn dài như 10 năm hầu như không huy động được. Không có loại trái phiếu nào có kỳ hạn trên 10 năm. Cũng trong các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại HNX năm 2009 đã thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do tình hình kinh tế thế giới biến động cũng như lo ngại tình hình lạm phát gia tăng, thêm vào đó không có phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ lô lớn nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá về hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, một số ý kiến cho rằng, một trong những lý do khiến cho tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2009 thấp là công tác điều hành lãi suất trần chưa thực sự linh hoạt và điều chỉnh sát với tốc độ tăng lãi suất của thị trường.

Về nguyên tắc, trong điều kiện bình thường, lãi suất trái phiếu Chính phủ thấp hơn lãi suất huy động vốn của các tổ chức khác trên thị trường và là lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác tham chiếu, Tuy nhiên, mức độ khác biệt phải phù hợp để thị trường chấp nhận được.

Trong những tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 2 và tháng 3, khi lãi suất trên thị trường bình quân ở mức 7%/năm, nhưng trần lãi suất ở mức 6%/năm đối với tín phiếu 364 ngày, 6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm và 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm. Lãi suất này thấp hơn quá nhiều so với kỳ vọng thị trường từ 1,2% - 1,4%/năm theo từng loại kỳ hạn. Vì vậy, mặc dù thời điểm này thị trường đang dồi dào về vốn (thể hiện các phiên đấu thầu, bảo lãnh đều thu hút được khối lượng tham gia từ 1.000 - hơn 2.000 tỷ đồng), nhưng việc phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn không thành công.

Hiện nay, lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại đang tăng cao, lãi suất kỳ hạn 1 năm của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dao động từ 9,0 - 9,4%/năm, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần ở mức từ 9,24 - 9,9%. Ngoài ra, để giữ khách hàng các ngân hàng còn có thêm các hình thức thưởng cho khách hàng thường xuyên hoặc khách hàng gửi với số lượng lớn, vì vậy lãi suất thực nhìn chung đã có xu hướng chạm ngưỡng 10%/năm. Trên thị trường mở, mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước đang phải bơm từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 7 ngày, 7.5%/năm, kỳ hạn 14 ngày. Số lượng thành viên tham gia thị trường mở khá đông, thể hiện các ngân hàng thương mại cổ phần đang trong tình trạng thiếu vốn khả dụng.

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 75/106

Ngoài ra, các nhà đầu tư lo ngại lạm phát trở lại vào năm 2010, trong khi lãi suất trái phiếu Chính phủ không hàm chứa yếu tố này, thị trường chứng khoán có một khoảng thời gian dài sôi động, thị trường vàng nóng.... là những yếu tố làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua. Thêm vào đó, hiện nay có nhiều tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ nên nhìn chung cung lớn hơn cầu. Trong năm 2010, để củng cố và phát triển thị trường trái phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ Tài chính cơ cấu lại hàng hóa theo hướng giảm bớt số mã niêm yết trên thị trường thứ cấp, cải tiến phương thức phát hành theo hướng ưu tiên phát hành trái phiếu lô lớn, đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống để đưa trái phiếu ngoại tệ vào giao dịch trên hệ thống trái phiếu Chính phủ chuyên biệt.

2.3.2 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua 2.3.2.1 Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ: 2.3.2.1 Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ:

Trong lịch sử phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam cho thấy, đây là kênh huy động hiệu quả và rất thành công. Đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công rất mỹ mãn khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm. Đợt thứ 2 vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng rất thành công. Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức trên dưới 10%. Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc kinh tế. Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế.

Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công trong khi Trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn vừa qua phát hành trong nước lại ít thành công đều có nguyên nhân từ lãi suất Cũng như đợt phát hành vào năm 2007 (thu hút vốn đầu tư cho các dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và nhà máy thủy điện Hủa Na, mua tàu vận tải và nhà máy lọc dầu Dung Quất). Việc phát hành trái phiếu lần này tuân theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ, lãi suất được ấn định là không quá 7%/năm với thời hạn 10 năm.

Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công rất rực rỡ song trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ phát hành trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không thu được kết quả như mong muốn cơ bản cũng liên quan đến vấn đề lãi suất. Lãi suất trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước luôn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính sách tiền tệ và trần lãi suất huy động vốn của NHNN quy định. Những rào cản nói trên khiến trái phiếu Chính

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 76/106

phủ trở nên mất hấp dẫn. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD giá trị trái phiếu được đưa ra đấu thầu. Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít. Trong đợt 2 vừa qua, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Đợt phát hành thứ 3, và đợt thứ 4 gần đây vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu USD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%. Tỷ lệ huy động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 tới nay.

Trong năm 2010, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ cho năm 2010 là 56.000 tỷ đồng. Trong đó, các dự án ngành GTVT 28.000 tỷ đồng, thủy lợi 13.600 tỷ đồng, y tế 5.600 tỷ đồng, di dân tái định cư thủy điện Sơn La 1.500 tỷ đồng, giáo dục 6.500 tỷ đồng. Nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ cho giai đoạn 2003 - 2010 và một số năm sau là hơn 385.000 tỷ đồng, theo chương trình của Chính phủ. Song đến hết 2008, mới giải ngân được khoảng 62.000 tỷ đồng, số còn lại cần phát hành trái phiếu để thực hiện các mục tiêu khoảng 324.000 tỷ đồng. Dự kiến trong 5 năm tiếp sau 2010, mỗi năm cần 45.000 tỷ đồng.

Tốc độ giải ngân trái phiếu Chính phủ cũng rất chậm. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đến hết tháng 10/2009 mới giải ngân được 26.586 tỷ đồng, bằng 47,5% kế hoạch được giao trong khi vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến huy động lên tới hơn 60 nghìn tỷ đồng. Năm 2008 mặc dù cắt giảm 1/4 tổng vốn trái phiếu Chính phủ so với Nghị quyết của QH nhằm chống lạm phát, nhưng cũng chỉ giải ngân được 87% kế hoạch.

Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công trong khi trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn vừa qua phát hành trong nước lại ít thành công đều có nguyên nhân từ lãi suất. Đối với trái phiếu trong nước, sự biến động tỷ giá là nguyên nhân thứ 2 khiến trái phiếu kỳ hạn dài ít được nhà đầu tư quan tâm.

2.3.2.2 Tình hình giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ: Từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 Từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009

1 Tổng khối lƣợng trái phiếu đấu thầu (USD) 750,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 1 năm 400,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 2 năm 200,000,000

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 150,000,000

2 Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu (USD) 460,110,000

Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 77/106

Trái phiếu kỳ hạn 2 năm 127,010,000

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm 60,100,000

3 Tổng số tiền thanh toán trúng thầu (USD) 460,110,000

Trên thị trường Trái phiếu Chính phủ hiện nay, được chào đón và thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư là trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã tăng gấp 1,5 lần lượng trái phiếu phát hành, lên 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì 500 triệu USD như dự tính ban đầu được giao dịch ở thị trường này. Lãi suất Trái phiếu Chính phủ đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm. Đây là bước đầu tiên giúp Việt Nam bước chân vào thị trường tài chính quốc tế. Điều đáng mừng là cầu trái phiếu cao hơn mong đợi rất nhiều. Các nhà đầu tư quốc tế đã đưa ra các đề nghị đặt mua với tổng số lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào, để dành quyền mua số trái phiếu nói trên. Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn. Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính Việt Nam.

 Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. UNDP còn coi Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường thị trường trái phiếu việt nam (Trang 72)