Một cấu trúc tài chính hợp lý cần đảm bảo đủ vốn và an toàn cho hoạt động kinh doanh. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh liên tục và có hiệu quả theo các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu chiến lược đã đề ra. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh có những đánh giá đầy đủ về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp với nội dung phân tích theo 2 khía cạnh: phân tích theo quan điểm luân chuyển vốn và theo tính ổn định của nguồn tài trợ. Ở đây, Luận văn xin được trình bày phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động
kinh doanh dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ.
Nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Nguồn tài trợ thường xuyên (nguồn vốn dài hạn): sử dụng ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, vốn thanh toán dài hạn.
- Nguồn tài trợ tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn): sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn, bao gồm vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Ta có đẳng thức sau: TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời (2.16) Nguồn: [9; tr. 397]
Biến đổi đẳng thức trên, ta có:
TSNH - Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên - TSDH = Vốn hoạt động thuần (2.17) Nguồn: [9; tr. 398]
Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ tạm thời hay giữa nguồn tài trợ thường xuyên và tài sản dài hạn được gọi là vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì số vốn hoạt động thuần hợp lý để thỏa mãn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho.
+ Vốn hoạt động thuần < 0: Nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Do vậy, cân bằng tài chính trong trường hợp này đặt doanh nghiệp vào tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng (“cân bằng xấu”) và nguy cơ phá sản luôn luôn rình rập.
+ Vốn hoạt động thuần = 0: Tài sản ngắn hạn và dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn vừa đủ. Vì thế, cân bằng tài chính trong trường hợp này đã tương đối bền vững.
dài hạn và tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Vì thế, khả năng thanh toán dồi dào và cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững.
Bên cạnh chỉ tiêu vốn hoạt động thuần, nhà phân tích còn sử dụng các hệ số sau để phân tích:
- Hệ số tài trợ thường xuyên:
Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên (2.18) Tổng nguồn vốn
Nguồn: [9; tr. 401]
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo thời gian. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thể hiện tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Hệ số tài trợ tạm thời:
Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời (2.19) Tổng nguồn vốn
Nguồn: [9; tr. 401]
Chỉ tiêu này phản ánh nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao nhiêu phần trong tổng nguồn vốn hình thành. Trị số của chỉ số này càng thấp tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn:
Hệ số tự tài trợ TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên (2.20) Tài sản dài hạn
Nguồn: [9; tr. 259]
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 doanh nghiệp càng ổn định và bền vững về tài chính và ngược lại.
- Hệ số tự tài trợ tài sản ngắn hạn:
Hệ số tự tài trợ TSNH = Nguồn tài trợ tạm thời (2.21) Tài sản ngắn hạn
Nguồn: [9; tr. 402]
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn tạm thời là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 doanh nghiệp càng ổn
định và bền vững về tài chính và ngược lại.