Phương pháp sử dụng phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam (Trang 33 - 36)

2.1.3.1. Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

- Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

- Các kỹ thuật so sánh thường sử dụng:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở, từ đó thấy được quy mô biến động (mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

∆x = x1 – x0 (2.1)

Trong đó:

∆x: Mức độ tăng (+) hoặc giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

x1, x0 :Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (x1), kỳ gốc (x0).

phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu.

T (%) = * 100% (2.2) ∆T (%) = * 100% (2.3)

Trong đó:

T (%): Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu. ∆T (%): Tốc tộ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu.

∆x: Mức độ tăng (+) hoặc giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

x1, x0 :Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (x1), kỳ gốc (x0).

+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối phản ánh mức độ bình quân chung hay đặc điểm điển hình của một đơn vị, một bộ phận, một tổng thể chung có cùng một tính chất. Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của ngành… Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong toàn ngành.

- Các hình thức so sánh:

+ So sánh theo chiều dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể. Trong phân tích báo cáo tài chính, so sánh dọc (phân tích dọc) là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

+ So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó thông qua các kỳ tiếp theo. Trong phân tích báo cáo tài chính, so sánh ngang (hay phân tích ngang) báo cáo tài chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính.

+ So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ ba năm trở lên để thấy được sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác để làm nổi bật sự biến động tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chính

của doanh nghiệp trong tương lai. 2.1.3.2. Phương pháp loại trừ

- Phương pháp loại trừ được áp dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Đặc trưng nổi bật của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp này bao gồm hai dạng:

+ Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Điều kiện áp dụng phương pháp này là mối quan hệ của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích là trực tiếp, các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số hoặc thương số với các chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng phải được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố: ∆X = ∆Xa + ∆Xb +∆Xc (2.4)

Do ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = a1 b0 c0 – a0 b0 c0 (2.5) Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = a1 b1 c0 – a1 b0 c0 (2.6) Do ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Xc = a1 b1 c1 – a1 b1 c0 (2.7)

+ Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng.

Xem xét sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố: ∆X = ∆Xa + ∆Xb +∆Xc

Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = (a1 – a0) b0 c0 (2.8) Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = a1 (b1 – b0) c0 (2.9) Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Xc = a1 b1 (c1 – c0) (2.10)

Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng khá nhiều trong phân tích báo cáo tài chính do mối quan hệ cân đối về mặt lượng giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khá phổ biến như: Quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản, tổng số nguồn vốn với vốn chủ sở hữu và nợ phải trả; giữa tổng số tài sản với tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn; giữa thu, chi và kết quả… Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Cụ thể, để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó, chỉ cần tính ra chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của bản thân nhân tố đó và không cần quan tâm đến các nhân tố khác.

2.1.3.4. Mô hình Dupont trong phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Sau đó, tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố (biến số) đến chỉ tiêu gốc trong kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố (biến số) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Nhờ đó có thể phát hiện nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và giúp nhận biết được các nguyên nhân nhằm cải thiện tình trạng yếu kém có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w