“Cấu trúc tài chính là thuật ngữ phản ánh cơ cấu nguồn vốn (cơ cấu vốn), cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn” [9; tr 275]. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, cân đối với tình hình tài sản sẽ đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được ổn định và vững chắc.
Phân tích cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính giúp các nhà phân tích nhận diện được việc huy động các nguồn tài trợ (hay nguồn vốn), tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này vào các loại tài sản có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp… hay không.
Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Mỗi loại vốn đều có ưu nhược điểm riêng và việc lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cân nhắc ưu nhược điểm của từng loại vốn này. Việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu không những bảo đảm mức độ tự chủ và an ninh tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn bảo đảm doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhờ có một mức chi phí vốn hợp lý trong điều kiện hiện tại.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm mục đích xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại cả về mức độ tự chủ và an ninh tài chính lẫn chính sách huy động, chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó xem xét thực trạng này có phù hợp với lĩnh vực, đặc điểm và quy mô hoạt động của doanh nghiệp hay không; cũng như có thích hợp với lộ trình hoặc chiến lược huy động vốn đã vạch ra hay chưa.
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn được xác định qua công thức sau:
Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong
tổng số nguồn vốn (%) = Giá trị từng bộ phận nguồn vốn * 100 (2.11) Tổng số nguồn vốn Nguồn: [9; tr. 227]
Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ (quý/năm) ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch cuối nămso với đầu năm Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng(%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn CSH I. Vốn đầu tư CSH II. Các quỹ
III. Lợi nhuận để lại
Tổng nguồn vốn 100 100
tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp. Sau đó nhà phân tích xem xét cụ thể các khoản mục sau:
- Khoản mục “Nợ phải trả”: Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01 định nghĩa” Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”. Như vậy, đây là loại nguồn vốn mà doanh nghiệp phải cam kết thanh toán hay có trách nhiệm phải hoàn trả sau một khoảng thời gian nhất định. Xét theo thời gian trả nợ, nợ phải trả được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu nợ phải trả cao chứng tỏ doanh nghiệp đang huy động nhiều nguồn vốn vay nợ để kinh doanh. Khi đó, mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp giảm sút, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và có khả năng cao đối mặt với phá sản, vỡ nợ.
- Khoản mục “VCSH”: Ngược lại với nợ phải trả, VCSH là phần góp vốn của các chủ sở hữu vào doanh nghiệp nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nếu tỷ trọng của VCSH trong tổng nguồn vốn lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, không bị sức ép về các khoản công nợ và có thể dễ dàng huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài để mở rộng kinh doanh.
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản
Tương tự như phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản hiện tại và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Phân tích cơ cấu tài sản giúp nhà quản lý đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn cũng như mức độ hợp lý của việc phân bổ vốn phù hợp hơn với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp duy trì một cơ cấu tài sản cân đối có thể tối thiểu hóa chi phí huy động và tận dụng tối đa công suất sử dụng của tài sản.
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản được xác định qua công thức sau:
chiếm trong tổng số tài sản (%) = Tổng số tài sản ) Nguồn: [9; tr. 281]
Ngoài ra, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ (quý/năm) ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản:
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch cuối năm so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng(%) A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản 100 100
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu tài sản, có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta cũng có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản để từ đó có thể đánh giá khái quát mức độ ảnh hưởng và dự đoán sự biến động trong tương lai để từ đó đưa ra những chính sách để đảm bảo cơ cấu tài sản doanh nghiệp luôn ở mức hợp lý.
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà phân tích nên chú ý tới một số khoản mục cơ bản sau:
- Khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền”: Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Nếu doanh nghiệp nắm giữ một lượng quá nhiều sẽ gây ra một sự lãng phí lớn vì khiến cho hiệu quả sử dụng vốn kém. Tuy nhiên nếu duy trì ở mức quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản công nợ.
trọng đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư góp vốn với các đối tác cũng như đầu tư chứng khoán một cách thích hợp thì sẽ đem lại thu nhập đáng kể.
- Khoản mục “Các khoản phải thu”: phản ánh tình trạng công nợ với các đối tác của doanh nghiệp. Khi phân tích khoản mục này, nhà phân tích cần lưu ý đến các yếu tố liên quan trực tiếp tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như: hình thức tiêu thụ, hình thức thanh toán, chính sách bán hàng…
- Khoản mục “Hàng tồn kho”: Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà tỷ trọng của loại tài sản này ở mức độ phù hợp là khác nhau. Tỷ trọng của tài sản cao thể hiện chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn, do phần vốn đó là vốn “chết”, không có khả năng sinh lời. Tuy nhiên đó có thể là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đổi lại nguồn hàng phong phú, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp luôn tính toán lượng hàng tồn kho ở mức tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu tối đa chi phí hàng tồn kho ở mức thấp nhất.
- Khoản mục “TCSĐ”: Loại tài sản này phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực kinh doanh cũng như thời điểm hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn sẽ cung cấp thông tin về chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp huy động vốn nhằm sử dụng cho mục đích gì (bù lỗ, đầu tư cho kinh doanh…). Bởi vậy, để tìm hiểu mối quan hệ này, nhà phân tích thường xem xét một trong các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ so với tài sản:
Hệ số nợ so với tài sản = Tổng số tài sảnNợ phải trả (2.13)
Nguồn: [9; tr. 286]
Hệ số này cho biết chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản. Nói cách khác, một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả hay mức độ huy động nợ để đầu tư cho toàn bộ khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn
bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính. - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản (2.14) Tổng số nợ phải trả Nguồn: [9; tr. 263]
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản bằng nợ phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn một (>1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít nợ phải trả, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu và do vậy, doanh nghiệp tăng sự độc lập về mặt tài chính, giảm rủi ro tài chính và ngược lại. Tuy nhiên, nếu trị số của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng bị “âm” vốn chủ sở hữu (do số lỗ lũy kế từ hoạt động kinh doanh > toàn bộ vốn chủ sở hữu) nên buộc phải sử dụng nợ phải trả một phần để bù lỗ, phần còn lại tài trợ cho tài sản hoạt động.
- Hệ số tài trợ:
Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu (2.15) Tổng số tài sản
Nguồn: [9; tr. 258]
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh được đầu tư (hay tài trợ) bao nhiêu từ vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một (<1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít vốn chủ sở hữu, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ khiến cho doanh nghiệp giảm sự độc lập về mặt tài chính và ngược lại. Khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến “âm” vốn chủ sở hữu, trị số của chỉ tiêu này sẽ < 0.