Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp Phân tích Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam (Trang 31 - 33)

với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC doanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Từ đó giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.2. Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp Phân tích Báo cáo tài chínhdoanh nghiệp doanh nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm Phân tích Báo cáo tài chính

“Phân tích BCTC là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hơp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các BCTC cùng các mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên BCTC và các dữ liệu liên quan khác nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng” [9; tr 8].

Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích báo cáo tài chính có mục đích chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay… kể cả các cơ quan chính phủ và bản thân người lao động. Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và mức độ rủi ro của quyết định ban hành (quyết định mua hàng, bán

hàng, cho vay, đi vay, góp vốn…) cũng như cương vị của chủ thể ra quyết định mà các chủ thể ra quyết định có những mối quan tâm khác nhau về đối tác.

2.1.2.2. Ý nghĩa của Phân tích Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có tầm quan trọng đối với công tác quản lý không những đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.

Mặc dù hệ thống báo cáo tài chính thể hiện “bức tranh” tổng quát về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kì hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính chỉ là những “thông tin tĩnh”, rời rạc, phản ánh quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, dòng tiền mà chưa phản ánh được bản chất và xu hướng biến động của từng đối tượng nên chưa thể là căn cứ để các nhà quản lý ra quyết định quản trị được.

Do vậy, nếu không có quá trình phân chia, phân loại, xem xét, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp – tức là không tiến hành hoạt động phân tích – thì báo cáo tài chính cũng chỉ đóng vai trò là thông tin đơn thuần, ít có tác dụng đối với công tác quản lý. Điều đó đặt ra sự cần thiết tiến hành hoạt động phân tích, làm cho các thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính trở nên sống động, phản ánh được bản chất và xu hướng, nhịp điệu tăng trưởng cũng như tình hình và an ninh tài chính, đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi, hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp.

Có thể khái quát ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trên các điểm sau: - Cung cấp thông tin về tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo cùng với những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó.

- Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính… Từ đó, các nhà quản lý có căn cứ tin cậy, khoa học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn. Các nhà cung cấp tín dụng như các tổ chức tài chính, nhà cung cấp… sẽ lựa chọn được các điều khoản vay vốn và các điều khoản thanh toán hợp lý nhất.

tài chính và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Đây là căn cứ thiết yếu để các cổ đông hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng đưa ra quyết định có tiếp tục đầu tư hay không và các danh mục đầu tư nào là hợp lý?

- Cung cấp hệ thống chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

- Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w