Thiết kế thang đo

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam (Trang 32 - 35)

Căn cứ vào cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu, các mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, tác giả tiến hành xây dựng các khía cạnh đo lường từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Bước 1: Ở bước này, NCS thiết lập được một bảng khảo sát nháp để đo lường các nhân tố của mô hình. Để hoàn thiện các thang đo của mô hình nghiên cứu, NCS tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của giảng viên, động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Bước 2: Đánh giá và hiệu chỉnh thang đo qua phỏng vấn chuyên gia. Đầu tiên, NCS lập một danh sách các

chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của giảng viên, động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên để tiến hành phỏng vấn và hiệu chỉnh các thang đo được xây dựng thông qua lý thuyết và tham khảo từ các kết quả nghiên cứu trước đây. Các chuyên gia sẽ đánh giá về tính hợp lý của các khía cạnh của mỗi nhân tố. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ bổ sung hoặc loại bỏ những khía cạnh của thang đo nếu các chuyên gia cho rằng đó là điều quan trọng hoặc không cần thiết cho mô hình.

Bước 3: Tổng hợp và hiệu chỉnh các thang đo để hình thành bảng hỏi thử. Sau khi có kết quả đánh giá của các

chuyên gia, NCS tiến hành đánh giá lại một lần nữa các ý kiến, xem xét các ý kiến trùng lắp với nhau, đánh giá và quyết định lựa chọn các thang đo phù hợp cho từng nhân tố trong mô hình để hình thành bảng tổng hợp cho bảng hỏi thử đổi tượng điều tra.

Bước 4: Hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi cho điều tra mở rộng. Bản hỏi thử sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh, đánh

giá thông qua phỏng vấn thử với đối tượng tham gia điều tra (một số giảng viên ở các trường đại học), sau đó bảng hỏi tiếp tục được điều chỉnh về ngôn từ, ngữ nghĩa cho phù hợp trước khi điều tra mở rộng. Kết thúc bước này, tác giả thu được bảng hỏi điều tra cuối cùng cho nghiên cứu.

Bảng 3. 1: Kết quả sau hiệu chỉnh về các thang đo cho từng nhân tố

Nhân tố Biến cần đo Nguồn gốc thang đo

Nhận thức về nghiên cứu khoa

học

Nghiên cứu khoa học làm tăng sự hiểu biết và khám phá những điều mới của Thầy/Cô

Sharma và Jyoti (2009)

Nghiên cứu giúp Thầy/Cô vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng

dạy giúp bài giảng thu hút hơn Huỳnh(2016) Thanh hã

Thực hiện nghiên cứu giúp Thầy/Cô tăng kỹ năng nghiên cứu Huỳnh (2016)

Thanh

hã Nghiên cứu giúp Thầy/Cô thỏa mãn sự hiếu kỳ đối với kiến thức

mới Huỳnh(2016) Thanh hã

Nghiên cứu là điều kiện để thăng tiến/ phát triển bản thân Thầy/Cô

trong sự nghiệp Chen và cộng sự, 2006,Sharma và Jyoti (2009) Thực hiện nhiều nghiên cứu có giá trị tạo nên uy tín

cho Thầy/Cô

Chen và cộng sự, (2006)

Nghiên cứu mang lại lợi ích cho bản thân Thầy/Cô Chen và cộng sự, (2006)

Năng lực cá nhân

NCKH không quá khó khăn đối với Thầy/Cô Lee (2000)

Kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu giúp Thầy/Cô nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn

Oishi & Diener, (2003), Blackmore và Kandiko (2011)

Thầy/Cô hiện có nhiều ý tưởng cho các NCKH sắp tới Blackmore and Kandiko (2011)

Thầy/Cô tự tin mọi đề xuất cho đề tài nghiên cứu khoa học mới của mình sẽ được thông qua một cách dễ dàng

Deci & Ryan, (1985)

Thầy/Cô có thể dễ dàng huy động sinh viên tham gia phụ việc trong nghiên cứu khoa học của mình

Tự phát triển

Gia đình và bạn bè

Thầy/Cô được gia đình định hướng theo nghề giảng dạy

Tự phát triển

Thầy/Cô được gia đình động viên trong suốt quá trình nghiên cứu

Tự phát triển

Thầy/Cô biết được hoàn cảnh gia đình và luôn cố gắng vì gia đình

Tự phát triển

Thầy/Cô luôn nhận được góp ý tích cực từ bạn bè Tự phát triển

Thủ tục và kinh

phí

Trường đại học nơi Thầy/Cô công tác cung cấp kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học là hợp lý

Wood (1990)

Việc cấp kinh phí cho Thầy/Cô thực hiện nghiên cứu khoa học là

kịp thời Wood (1990); L. Georgevà T. Sabapathy (2011)

Thầy/Cô tin rằng nếu Trường đại học nơi Thầy/Cô công tác có chính sách rõ ràng về hỗ trợ tài chính cho năng suất nghiên cứu cao, Thầy/Cô sẽ chăm chỉ đạt mục tiêu nghiên cứu cho Trường

Bensimon và cộng sự (2000), M. J. Shah, G.

Akhtar, H. Zafar, A. Riaz. (2012);

Thủ tục hành chính khi thực hiện đề tài NCKH đơn giản Nguyễn (2019)

Văn

Thủ tục và quy trình chuyển giao công nghệ dễ dàng Nhật Minh, 2018

Môi trường nghiên cứu

Thầy/Cô cảm thấy hài lòng về mối quan hệ hàng ngày với đồng

nghiệp vì được kích thích phát triển trí tuệ Colbeck (2000); Jones vàcộng sự, (1994) Thầy/Cô có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo có đầy

đủ thông tin mà Thầy/Cô cần Brewer(1990) (1990); Wood

Mức độ tự do học thuật tại Trường cho phép giảng viên thực hiện

nghiên cứu mà không bị giới hạn Clarke(1995) và Keating

Cơ sở vật chất đáp ứng việc thực hiện NCKH của quý Thầy/Cô

Johnson. A (1996)

Thầy/Cô được sắp xếp vào nhóm nghiên cứu phù hợp Nguyễn Văn Lượt (2012)

Chế độ khen thưởng

Thầy/Cô đang làm nghiên cứu vì các ưu đãi về tài chính (lương, thưởng cao hơn)

Litt và Turk (1985),

Nguyễn Văn Lượt

(2012) Thầy/Cô thực hiện nghiên cứu khoa học cho mục đích đặt nền

tảng của việc đạt được các giải thưởng khác nhau

Bohlander và cộng sự (2001); K. A. Kovach

(1987) Khi Thầy/Cô có các công trình nghiên cứu có giá trị Thầy/Cô nhận

được sự khen thưởng kịp thời và xứng đáng từ phía cơ quan nơi Thầy/Cô công tác

Fox (1985), Trần Mai Ước (2013)

Cơ quan nơi Thầy/Cô công tác có chế độ khen thưởng rõ ràng cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học của

giảng viên trong trường thực hiện

Lai (1990); Phan Thị Tú Nga (2011)

Phong cách lãnh đạo

Thầy/Cô luôn nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ của lãnh đạo kịp thời khi cần thiết

Brewer (2000)

Thầy/Cô được lãnh đạo tôn trọng và tin tưởng vào khả năng nghiên cứu

Phạm Đức Chính (2016)

Thầy/Cô được lãnh đạo đánh giá thành tích nghiên cứu công bằng và có ghi nhận

Muhammad Imran

Rasheed và đồng sự (2010); Trương Đức

Thao (2013) Lãnh đạo khuyến khích Thầy/Cô cùng hợp tác nghiên

cứu hoàn thành đề tài có hiệu quả cao

Short và đồng sự, (1994)

Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền và lợi ích cho Thầy/Cô Tien & Blacknurn (1996)

Lãnh đạo khéo léo, tế nhị khi khen thưởng và phê bình Thầy/Cô

Tự phát triển

Văn hóa tổ chức

Thầy/Cô tin tưởng rằng văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến thái độ đối với nghiên cứu của Thầy/Cô

Dimmock & Walker

(2002); Hamovitch

(2001) Việc (văn hóa) định hướng nghiên cứu tại Trường sẽ khuyến khích

và thu hút Thầy/Cô tham gia, thực hiện nghiên cứu

Dimmock & Walker, 2002; Hamovitch (2001)

Việc phát động (thực hiện) thi đua trong hoạt động nghiên cứu

cứu trở lên sôi nổi, thu hút Thầy/Cô tích cực nghiên cứu khoa học

Truyền thống nghiên cứu khoa học của Trường kích thích Thầy/Cô thực hiện nghiên cứu khoa học hiệu suất

hơn

Fairweather (2002), (Zhang, 2006)

Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến uy tín khoa học của Thầy/Cô Nguyen Thah Do và cộng sự (2021) Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

Thầy/Cô cảm thấy thoải mái, có hứng thú trong việc nghiên cứu

khoa học M. J. Shah, G. Akhtar, H. Zafar, và A. Riaz (2012),

Zhang (2014) Thầy/Cô nhận được sự tôn trọng từ bạn bè, đồng nghiệp, xã hội

bởi các công trình NCKH có giá trị K. A. Kovach (1987);Phan Thị Tú Nga (2011) NCKH vì mang lại nguồn thu ổn định cho Thầy/Cô Bohlander và cộng sự

(2001) Lãnh đạo động viên, truyền cảm hứng cho Thầy/Cô

nghiên cứu khoa học

Short và cộng sự, (1994)

Thầy/Cô cảm thấy có động lực trong nghiên cứu khoa học J. Cameron và W. D. Pierce (1994), X. Zhang

(2014)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w