Hoànthiện chế độ cho giảngviên NCKH

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam (Trang 111 - 112)

Hội nghị Trung ương 6 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới cơ chế tài chính và quản lý hoạt động khoa học - công nghệ. Định hướng của Đảng và Nhà nước là khuyến khích xây dựng cơ chế đặc thù nhằm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ; mở rộng áp dụng cơ chế tài chính của quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Từ đó, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học thoát ra khỏi cơ chế ràng buộc, phân bổ mang tính dự toán như trước đây về khai thác tiềm lực nguồn nhân lực về khoa học - công nghệ và tiến đến xây dựng các trường đại học nghiên cứu; hướng đến mục tiêu nghiên cứu - nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ chính, một nguồn thu quan trọng cho hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và của giảng viên.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang xây dựng những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học: chính sách kinh phí và biên chế thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học; thành lập các trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ trong trường đại học nhằm tạo cầu nối giữa người nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp, hỗ trợ nuôi dưỡng các ý tưởng mới, hoàn thiện và thương mại hóa các ý tưởng, sáng kiến, kết quả nghiên cứu; chính sách xác định phân chia lợi nhuận đối với tác giả, những người nghiên cứu khoa học cũng đang được xây dựng nhằm bảo đảm quyền lợi bản quyền chuyển giao một cách thích đáng cho người nghiên cứu.

Khi thực hiện khảo sát về ảnh hưởng của nhân tố văn hóa tới động lực NCKH của giảng viên đại học ngành kinh tế, tiêu chí “Thầy/cô đang làm nghiên cứu vì các ưu đãi tài chính” chỉ đạt mức điểm rất thấp, các tiêu chí còn lại cũng chỉ đạt mức trung bình và trung bình thấp. Điều đó cho thấy các chế độ đối với hoạt động NCKH hiện nay gây bức xúc cho người làm khoa học, làm triệt tiêu động lực NCKH của giảng viên đại học. Xây dựng cơ chế thúc đẩy hoạt động NCKH cho giảng viên các trường đại học ngành kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết để các giảng viên tích cực hơn trong việc NCKH, lãnh đạo các trường ngoài việc thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục thì còn phải chủ động xây dựng cơ chế riêng phù hợp, đảm bảo sự linh động, góp phần tạo động lực NCKH cho các cán bộ, giảng viên:

Thứ nhất: Bên cạnh áp dụng các chính sách đột phá tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học với nhiều thành tựu, ứng dụng mới của Đảng và Nhà nước, Bộ khoa học và công nghệ; các cơ sở giáo dục cũng xây dựng cơ chế bắt buộc phải dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên đại học phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và khối lượng công việc của giảng viên, không cho phép quy đổi giờ dạy sang giờ NCKH.

Thứ hai: lãnh đạo các trường đại học ngành kinh tế xây dựng thể chế trong lĩnh vực NCKH cần đổi mới theo hướng xóa bỏ các rào cản hành chính để giảm thời gian làm thủ tục giấy tờ, tạo động lực thu hút giảng viên trẻ say mê NCKKH thông qua cơ chế thù lao hấp dẫn, có cơ hội tiếp cận các chương trình và đề tài nghiên cứu các cấp, có cơ hội gia nhập các nhóm NCKH mạnh; các trường cần bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong xét duyệt đề tài nghiên cứu bằng hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể, hội đồng xem xét và phê duyệt đề tài với thành viên là các nhà khoa học uy tín, mời thêm đại diện các doanh nghiệp và nhà khoa học ở các viện, học viện và các trường đại học khác nhằm đảm bảo tối đa sự khách quan của hội đồng; xem xét lại quy trình nghiệm thu đề tài với mục tiêu là hiệu quả nghiên cứu. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với hoạt

động khoa học. Cải tiến thủ tục xét duyệt đề tài theo hướng đặt hàng hằng năm và liên kết các đơn vị sử dụng (doanh nghiệp, tổ chức) và các cơ quan nghiên cứu khác.

Thứ ba: Hoạt động đề bạt thăng tiến tại trường được thực hiện mang tính công khai, dân chủ; đưa ra quy trình đề bạt, tiêu chí đề bạt gắn với kết quả NCKH để giảng viên thấy rõ và có cơ sở phấn đấu trong quá trình NCKH.

Thứ tư: Xác định rõ tiêu chuẩn, điều kiện xét đề bạt vào các vị trí công việc, chức danh cần quy hoạch và thời gian dự kiến thay thế cho từng vị trí, chức danh cụ thể để mọi người có căn cứ phấn đấu đạt mục tiêu.

Thứ năm: Thiết lập danh sách các vị trí công việc, chức danh cần quy hoạch và xác định số lượng người dự bị cho từng vị trí. Đồng thời dự đoán thời gian cần thay thế cho từng vị trí cụ thể và khả năng thay thế.

Thứ sáu: Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có, tiến hành xem xét đánh giá và lựa chọn những cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc cần quy hoạch. Xác định nội dung, chương trình và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận đảm bảo đủ tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, thâm niên và thành tích NCKH.

Thứ bảy: Có cơ chế đặc thù để phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ trọng điểm theo mô hình tiên tiến; thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và công khai, minh bạch chi phí, kết quả nghiên cứu; giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nghiên cứu, đồng thời có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý.

Thứ tám: Có chính sách động viên, khuyến khích, phát triển giảng viên trẻ phù hợp nhằm tăng động lực và tính tích cực, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học. Các chính sách đó có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức cả vật chất và tinh thần. Mặt khác, tăng cường cập nhật và phổ biến, cung cấp thông tin, nhất là những thông tin mới, thông tin có giá trị và độ tin cậy cao; tuyên truyền về những tấm gương tiêu biểu trong nghiên cứu khoa học để đội ngũ giảng viên trẻ học tập, noi theo.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w