học khối ngành kinh tế
4.4.1. Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu
4.4.1.1. Thống kê mô tả biến độc lập * Thống kê mô tả nhân tố phong cách
Bảng 4. 10: Thống kê mô tả nhân tố phong cách lãnh đạo tác động đến động lực NCKH của giảng viên Mã Các chỉ báo Tỷ lệ (%) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 PC1
Thầy/Cô luôn nhận được sự hướng dẫn,
hỗ trợ của lãnh đạo kịp thời khi cần thiết 2.6 16.7 38.6 39.4 4.09 . 8 5 0 PC2
Thầy/Cô được lãnh đạo tôn trọng và tin tưởng vào khả năng nghiên cứu 4.8 19.0 43.2 30.6 3.95 . 9 4 9
PC3 Thầy/Cô được lãnh đạođánh giá thành tích nghiên cứu công bằng và có ghi nhận 2 4.9 20.7 43 29.3 3.93 . 9 3 6 PC4 Lãnh đạo khuyến khích Thầy/Cô cùng hợp tác nghiên cứu hoàn thành đề tài có
hiệu quả cao
11.5 31.5 30.0 24.7 3.64 1
. 0 4 4
PC5 Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền và lợi ích cho Thầy/Cô 6.4 10.6 34.2 47.1 4.19 . 6 7 4 PC6
Lãnh đạo khéo léo, tế nhị khi khen thưởng và phê
bình Thầy/Cô 2.7 4.0 17.9 37.2 37.9 4.04 .8
8 4
Nguồn: NCS tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát
Bảng 4.10 cho thấy đối với tiêu chí “Thầy/cô luôn nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo khi cần thiết” có điểm trung bình ở mức cao (mức điểm 4.09). Trong đó, ý kiến đánh giá Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chỉchiếm tỷ lệ rất thấp tương ứng là 2.7% và 2.6%, đa số ý kiến tập trung ở Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý với tỷ lệ tương ứng là 38.6% và 39.4%. Hoạt động NCKH giúp giảng viên củng cố kiến thức chuyên môn, gắn lý thuyết và thực tiễn, giúp bài giảng trở nên phong phú, sinh động; nâng cao uy tín của giảng viên trước sinh viên, học viên. Một số trường đại học mang tính ứng dụng cao, tư duy sản phẩm NCKH của giảng viên không chỉ mang tính hàn lâm mà còn được thương mại hóa, lãnh đạo các trường đại học còn tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để thương mại hóa các công trình NCKH của giảng viên, giúp giảng viên nhận được nhiều sự tài trợ không chỉ từ phía nhà trường mà còn từ các doanh nghiệp; lãnh đạo còn xây dựng cơ chế đãi ngộ thỏa đáng nhằm khuyến khích các tập thể và cá nhân trên danh nghĩa trường ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với doanh nghiệp trong NCKH. Những hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo đã được đánh giá cao và góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên.
Tiêu chí “Thầy/Cô được lãnh đạo tôn trọng và tin tưởng vào khả năng nghiên cứu” có điểm trung bình ở mức khá cao (mức điểm 3.95). Trong đó, ý kiến đánh giá Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chiếm tỷ lệ thấp với tỷ lệ tương ứng là 2.4% và 4.8%, ý kiến Đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 43.2%, ý kiến Hoàn toàn đồng ý đạt tỷ lệ 30.6%. Như vậy, qua khảo sát, đa số các giảng viên được khảo sát đều cho rằng họ nhận được sự tôn trọng và tin tưởng vào khả năng NCKH. Đối với giảng viên, ngay từ khâu tuyển dụng, yêu cầu về trình độ học vấn và khả năng nghiên cứu khoa học luôn là tiêu chí quan trọng được quan tâm hàng đầu nên các cán bộ giảng viên đều có khả năng nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, có ý tưởng khoa học khá tốt. Tuy nhiên, hạn chế hiện nay trong NCKH của giảng viên là vẫn mang tính hàn lâm, khả năng thương mại hóa còn hạn chế nên sự tin tưởng thường nằm trong phạm vi giới hàn lâm mà chưa được giới doanh nghiệp quan tâm, số công trình NCKH được thương mại hóa còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với các trường đại học đào tạo theo hướng ứng dụng nghề nghiệp và các trường đại học tư thục có sự tham gia của cổ đông là các doanh nghiệp, sự tin tưởng từ đội ngũ lãnh đạo này với khả năng NCKH của giảng viên còn chưa cao, nên ý kiến Hoàn toàn đồng ý chỉ chiếm 30.6%. Các giảng viên đại học nên có sự chuyển hướng NCKH sang hướng thực tiễn cao hơn để nhận được nhiều sự tin tưởng.
Tiêu chí “Thầy/Cô được lãnh đạo đánh giá thành tích nghiên cứu công bằng và có ghi nhận” có điểm trung bình ở mức khá (mức điểm 3.93). Trong đó, ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chỉ chiếm tỷ lệ thấp tương ứng 2.0% và 4.9%, ý kiến Đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 43.0%, ý kiến Hoàn toàn đồng ý đạt 29.3%. Một nhiệm vụ quan trọng của lãnh đạo là phải làm sao tạo ra được động lực để giảng viên tích cực NCKH và làm việc đạt hiệu quả cao nhất trong công việc của mình. Cán bộ giảng viên phải được giao quyền và được có trách nhiệm; lãnh đạo phải đánh giá thường xuyên và công bằng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng giảng viên, tạo động lực để họ làm việc và cống hiến, tạo điều kiện để các giảng viên thăng tiến trong công việc (đây là sự phát triển trong nấc thang nghề nghiệp, thể hiện nhu cầu được công nhận, được khẳng định). Với kết quả khảo sát về việc lãnh đạo đánh giá thành tích nghiên cứu công bằng và có ghi nhận, đa số các ý kiến đều đồng ý và hài lòng với sự công tâm trong đánh giá của lãnh đạo. Tuy nhiên, tại một số trường
đại học, hiện tượng thiên vị khi đánh giá đối tượng người thân quen hoặc trong cùng phe nhóm vẫn còn diễn ra, nhiều giảng viên đề nghị các trường cần xây dựng thang tiêu chí và điểm đánh giá từng tiêu chí phù hợp hơn, chi tiết hơn, đảm bảo sự minh bạch hơn trong đánh giá để kết quả đánh giá khách quan nhất, đảm bảo lợi ích cho người nghiên cứu. Để thúc đẩy hoạt động NCKH, lãnh đạo các trường đại học cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho đội ngũ giảng viên, khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn trong nghiên cứu.
Tiêu chí “Lãnh đạo khuyến khích Thầy/Cô cùng hợp tác nghiên cứu hoàn thành đề tài có hiệu quả cao” có điểm trung bình ở mức trung bình (mức điểm 3.64). Trong đó, ý kiến Hoàn toàn không đồng ý chiếm tỷ lệ rất thấp với 2.2%, ý kiến Không đồng ý chiếm tỷ lệ đáng lưu ý với tỷ lệ 11.5%, ý kiến Bình thường chiếm đa số với tỷ lệ 31.5%, ý kiến Đồng ý đạt 30% và Hoàn toàn đồng ý chỉ đạt 24.7%. Thực tế trên cho thấy, công tác NCKH hiện nay thiếu tính hệ thống, tập trung, đồng bộ, giảng viên nghiên cứu đề tài còn mang tính đơn lẻ, manh mún, NCKH chưa thực sự thu hút đông đảo giảng viên tham gia, đặc biệt nhóm giảng viên trẻ tham gia còn rất thấp. Với đề tài NCKH cấp trường, thường các giảng viên thực hiện cá nhân hoặc một vài giảng viên cùng bộ môn, với đề tài cấp Bộ thường là nhóm giảng viêncùng bộ môn tiến hành nghiên cứu cùng trưởng bộ môn, số đề tài cấp Nhà nước thường chỉ được thực hiện bởi nhóm lãnh đạo, ít có sự tham gia của giảng viên. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động NCKH của giảng viên, nghiệm thu những đề tài có chất lượng thì lãnh đạo cần tăng cường khuyến khích các giảng viên cùng hợp tác nghiên cứu để hoàn thành đề tài khoa học có hiệu quả cao.
Tiêu chí “Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền và lợi ích cho Thầy/Cô” có điểm trung bình ở mức cao (mức điểm 4.19). Ý kiến Hoàn toàn không đồng ý chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1.6%, ý kiến Đồng ý đạt 34.2% và đặc biệt ý kiến Hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ khá cao là 47.1%. Lãnh đạo thực hiện việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho giảng viên NCKH thông qua bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong xét duyệt đề tài nghiên cứu và thiết kế quy trình nghiệm thu đề tài với mục tiêu là đảm bảo tính bảo mật cho đề tài NCKH; giao quyền và đăng ký quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nghiên cứu, đồng thời có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với hoạt động khoa học.
Tiêu chí “Lãnh đạo khéo léo, tế nhị khi khen thưởng và phê bình Thầy/Cô” có điểm trung bình ở mức cao (mức điểm 4.04). Ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chiếm tỷ lệ nhỏ, tương ứng là 2.7% và 4.0%, ý kiến Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý chiếm đa số với tỷ lệ tương ứng 37.2% và 37.9%. Khen chê nhân viên như thế nào chính là một kỹ năng đòi hỏi tính nghệ thuật và khoa học của lãnh đạo. Lãnh đạo khôn khéo khi khen luôn đảm bảo các yếu tố: khen đúng lúc họ làm tốt nhiệm vụ, khen chính xác họ đã làm tốt cái gì, chia sẻ tình cảm thông qua việc khen ngợi một cách chân thành. Khi phê bình, lãnh đạo luôn phải cân nhắc việc phê bình một cách trực tiếp hay phê bình gián tiếp, lãnh đạo cần nhìn nhận cá nhân đó là người như thế nào để có cách phê bình hợp lý bởi tính cách mỗi người là khác nhau, đồng thời lãnh đạo cần biết cách chọn thời gian và địa điểm phê bình hợp lý. Lời phê bình trực tiếp với nhân viên về công việc sẽ đạt được hiệu quả nhất khi nhà lãnh đạo áp dụng trong các cuộc họp. Sau những lời phê bình đó, nhà lãnh đạo có thể đưa ra những lời gợi ý về giải pháp dành cho nhân viên. Xuyên suốt quá trình phê bình, lãnh đạo cần duy trì thái độ đúng mực, biết cách động viên và khích lệ nhân
viên vượt qua thất bại, tuyệt đối không được sử dụng những lời nói có thể khiến nhân viên tự ái hoặc tổn thương lòng tự trọng của họ.
* Thống kê mô tả nhân tố năng lực
Bảng 4. 11: Thống kê mô tả nhân tố năng lực tác động đến động lực NCKH của giảng viên
Mã Các chỉ báo Tỷ lệ (%) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5
NL1 NCKH không quá khó khăn
đối với Thầy/Cô 2.4 2.4 18.3 50.4 26.6 3.96 .871
NL2
Kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu giúp Thầy/Cô nghiên cứu
khoa học hiệu quả hơn
8.4 12.5 26.9 31.7 20.5 3.43 1.189
NL3 Thầy/Cô hiện có nhiều ý
tưởng cho các NCKH sắp tới 4.8 9.2 23.4 42.5 20.1 3.64 1.051
NL4
Thầy/Cô tự tin mọi đề xuất cho đề tài nghiên cứu khoa học mới của mình sẽ được
thông qua một cách dễ dàng
2.6 6.0 25.1 46.9 19.4 3.75 .924
NL5
Thầy/Cô có thể dễ dàng huy động sinh viên tham gia phụ việc trong nghiên cứu khoa
học của mình
2.6 5.1 27.3 43.8 21.2 3.76 .930
Nguồn: NCS tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát
Qua bảng 4.11 cho thấy, kết quả điều tra tiêu chí “NCKH không quá khó khăn đối với Thầy/Cô”, ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chiếm tỷ lệ thấp với 2.4%, ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất là Đồng ý với tỷ lệ 50.4% và Hoàn toàn đồng ý là 26.6%. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên; trong đó, việc NCKH được các trường đề cao, chú trọng, đặt ra như một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu đểđánh giá khả năng toàn diện của giảng viên. Việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng, thậm chí được đánh giá là bắt buộc để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội. NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình, đồng thời giúp giảng viên phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác. Khi lựa chọn công việc giảng dạy, các giảng viên đều ý thức được yêu cầu của công việc; bên cạnh đó, để được tuyển dụng công các giảng viên đều phải thỏa mãn yếu tố trình độ chuyên môn ở mức khá và có khả năng nghiên cứu nên khi được phỏng vấn, các ý kiến đều cho rằng NCKH không quá khó khăn, tiêu chí này được đánh giá ở mức điểm khá với 3.96 điểm.
Tiêu chí “Kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu giúp Thầy/Cô nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn” có điểm trung bình ở mức trung bình thấp (mức điểm 3.43). Trong đó, ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chiếm tỷ lệ 8.4% và 12.5%, mức tỷ lệ đáng lưu ý. Ý kiến Đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 31.7%, Hoàn toàn đồng ý chỉ đạt 20.5%. Kết quả này phù hợp với thực tế hoạt động NCKH của các trường đại học hiện nay, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng tư thục vì lịch giảng dạy phân bố, phân công không đồng đều, gây quá tải đối với giảng viên, khiến cho họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu, vì vậy dù có thâm niên khá dài trong công tác giảng dạy nhưng kinh nghiệm trong NCKH của giảng viên còn rất hạn chế. Với các giảng viên trẻ, việc NCKH còn chưa hiệu quả do thiếu kỹ năng NCKH gồm:
1. Nhóm kỹ năng lựa chọn vấn đề nghiên cứu, các giảng viên trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu vừa có tính thực tiễn vừa có tính khoa học, có tính sáng tạo.
2. Nhóm kỹ năng Xây dựng đề cương nghiên cứu, giảng viên trẻ lúng túng trong việc xác định mục đích nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu còn theo hướng định tính nên độ tin cậy chưa đảm bảo, dự kiến nội dung chưa có nhiều phát hiện mới.
3. Nhóm kỹ năng Thu thập và xử lý thông tin thực tiễn, do hạn chế về kinh phí và thời gian, chưa nhận được hợp tác và hướng dẫn của giảng viên giàu kinh nghiệm nên đa số giảng viên sử dụng nguồn thông tin thứ cấp với các biện pháp xử lý đơn giản như so sánh, tổng hợp. Với nguồn thông tin sơ cấp, các hạn chế trong chọn mẫu khảo sát, công cụ khảo sát…nên chất lượng thông tin xử lý chưa đảm bảo yêu cầu.
Để công tác NCKH được hiệu quả hơn, các trường nên có sự bố trí, phân công lịch dạy, thời gian NCKH và các hoạt dđộng khác cho giảng viên phù hợp để giảng viên có thời gian thực hiện NCKH nhiều hơn, tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như thuần thục các kỹ năng NCKH.
Tiêu chí “Thầy/Cô hiện có nhiều ý tưởng cho các NCKH sắp tới” có điểm trung bình ở mức trung bình (mức điểm 3.64). Trong đó, ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý chiếm tỷ lệ là 4.8% và 9.2%, ý kiến Đồng ý đạt tỷ lệ 42.5% và Hoàn toàn đông ý chỉ đạt 20.1%. Đặc thù của hoạt động giáo dục ở Việt Nam hiện nay là xây dựng chương trình đào tạo theo khung đã có, rất ít có sự liên kết với các doanh nghiệp. Do đó, các công trình NCKH của giảng viên là còn mang nặng tính hàn lâm, chưa bám sát thực tế sản xuất; giảng viên tìm ý tưởng nghiên cứu từ các vấn đề gợi ý của các công trình khoa học đã có, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học; ít mang tính thực tiễn, thậm chí nhiều giảng viên làm NCKH với thái độ “đối phó” nên ý tưởng cho các NCKH chưa sát thực tế và hữu ích. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động NCKH với những ý tưởng mang tính khoa học và thực tiễn cao, cần thực hiện việc liên kết với doanh nghiệp, tái cấu trúc hoạt động đào tạo và NCKH hướng tới ứng dụng thực tiễn, liên ngành theo xu hướng tự chủ, tạo cơ chế thông thoáng cho giảng viên tham gia hoạt động NCKH.
Tiêu chí “Thầy/Cô tự tin mọi đề xuất cho đề tài nghiên cứu khoa học mới của mình sẽ được thông qua một cách dễ dàng” có điểm trung bình ở mức khá (mức điểm 3.75). Kết quả khảo sát tiêu chí này cho thấy, ý kiến Hoàn toàn không đồng ý chiếm tỷ lệ thấp 2.6%, Không đồng ý là 6.0%, Đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.9% và Hoàn toàn đồng ý chỉ đạt 19.4%. Trình tự thông qua đề tài NCKH củagiảng viên thường qua các bước như: Cán bộ giảng viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học với khoa chủ quản, khoa thành lập hội đồng duyệt đề xuất đề tài NCKH và nộp cho phòng quản lý khoa học của trường, phòng quản lý khoa học tổng hợp danh sách đề xuất đợt một của toàn trường báo cáo Ban giám hiệu phê duyệt…Với trình tự thông qua như trên,