Những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống như công việc, gia đình, những mối quan hệ, những thách thức,… tất cả mọi người đều phải đối diện hàng ngày, và phải không ngừng vận dụng đầu óc để suy nghĩ tìm ra hướng để giải quyết. Chính vì vậy, tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một phần tất yếu trong rất nhiều những điều quan trọng khác trong cuộc sống, chỉ khi có sự cân bằng này thì công việc sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi tác giả khảo sát nhóm nhân tố môi trường ảnh hưởng tới động lực NCKH của giảng viên đại học ngành kinh tế với năm biến quan sát, các biến quan sát đều nhận được mức đánh giá trung bình thấp, điều đó cho thấy, môi trường và các biện pháp tạo môi trường kích thích tinh thần NCKH hiện nay đang rất kém hiệu quả, thậm chí còn chứa đựng các yếu tố gây cản trở quá trình NCKH của giảng viên.
Môi trường NCKH lý tưởng của giảng viên và sinh viên phải thỏa mãn các yếu tố như mối quan hệ hàng ngày với đồng nghiệp vì được kích thích phát triển trítuệ, dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo có đầy đủ thông tin mà người NCKH cần, mức độ tự do học thuật của trường cho phép giảng viên thực hiện nghiên cứu mà không bị giới hạn, cơ sở vật chất đáp ứng việc thực hiện NCKH và người NCKH được sắp xếp vào nhóm nghiên cứu phù hợp. Lãnh đạo các trường đại học ngành kinh tế cần có các giải pháp xây dựng môi trường thuận lợi cho người NCKH như:
Thứ nhất: Thực hiện phân công công việc cân đối, phù hợp cho giảng viênĐối với giảng viên công tác tại trường, ngoài những công việc chuyên môn mà họ đảm nhận, họ còn phải thực hiện nhiều vai trò khác, vị trí khác
trong gia đình và ngoài xã hội; nếu xử lý không khéo, giữa công việc và cuộc sống họ sẽ chọn một trong hai, trong khi hai vấn đề này cần tồn tại song song nhau. Như vậy, nhằm đảm bảo cho nhân viên có thể tạo sự cân bằng trong công việc và cuộc sống thì ngoài việc tự cá nhân mỗi nhân viên phải tạo cho mình thời gian làm việc, sinh hoạt hợp lý, thì nhà trường cần có những lưu ý về việc phân công công việc, thời gian hoàn thành những yêu cầu nêu ra để tránh trường hợp quá gấp rút về thời gian gây ra hiện tượng căng thẳng trong công việc. Bên cạnh đó, nhà trường cần giao “đúng người, đúng việc” tránh trường hợp khi phân công nhiệm vụ không đúng với trình độ được đào tạo chuyên môn sẽ gây ra những đáng tiếc về thời gian, hiệu quả công việc, cũng như áp lực không đáng có đối với cá nhân đó. Ngoài ra, nhà trường nên đảm bảo cơ cấu lao động và phân công công việc tại các phòng ban nhằm tránh tình trạng quá tải trong công việc. Nhà trường còn chú trọng vào các tổ chức Công đoàn, đoàn thể khác hỗ trợ nhân viên trong cuộc sống và công việc, tạo mọi điều kiện tối đa cho người nhân viên phát huy hết công sức lao động tại cơ quan và hạnh phúc bên cuộc sống của mình.
Thứ hai: Cải thiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH
Môi trường nghiên cứu gồm hai phần: phần cứng và phần mềm. Đối với các nhà khoa học thực nghiệm, phần cứng là các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu. Thiếu sự hỗ trợ của các phòng thí nghiệm thì khó lòng đạt được kết quả nghiên cứu tốt. So với các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nhiều phòng thí nghiệm của trường đại học Việt Nam còn chưa đạt chuẩn. Tuy nhiên việc đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm hiện có cũng như đầu tư mới cần kinh phí rất lớnphải tiến hành từng bước, tùy thuộc vào nguồn tài chính của từng trường. Các trường tùy theo khả năng tài chính, ngoài việc tự đầu tư cơ sở vật chất, có thể liên hệ để nhận tài trợ từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu doanh nghiệp hỗ trợ thiết bị nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cùng hợp tác để dùng chung các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu giữa các viện, học viện, các trường đại học. Trên cơ sở đó, đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu về trang thiết bị để thực hiện các đề tài NCKH.
Thứ ba: Cải thiện phần mềm môi trường NCKH (Cơ chế tổ chức NCKH)Ở những đại học đẳng cấp, NCKH thường được tổ chức làm việc theo nhóm (team working). Trong khi đó ở các trường đại học tại Việt Nam, mặc dù cũng đã hình thành những nhóm làm việc, nhưng về cơ bản vẫn là phương thức làm việc đơn độc, mỗi người theo đuổi một vấn đề riêng lẻ. Nghiên cứu được tổ chức theo nhóm là một xu thế chủ đạo trong NCKH hiện nay. Trong một nhóm nghiên cứu, mỗi thành viên có thể theo đuổi các bài toán khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu, nằm trong một ngữ cảnh, một hướng nghiên cứu chung. Do đó, các thành viên trong nhóm có mối quan tâm gần gũi với nhau, từ đó có sự hợp tác, giao tiếp trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau, học hỏi lẫn nhau. Tương tác và cộng tác, đó là phương thức làm việc của nhóm nghiên cứu. Thế mạnh của từng người sẽ được phát huy tối đa theo sự cộng hưởng lẫn nhau, còn điểm yếu thì lại được bù đắp thông qua việc có cơ hội trao đổi, làm việc cùng các giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành, va chạm với nhiều luồng kiến thức, tư tưởng đến từ những nhà nghiên cứu ưu tú khắp năm châu. Năng suất, chất lượng hiệu quả nghiên cứu của từng thành viên sẽ tăng lên rất nhiều so với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân và sẽ được lũy tiến theo thời gian. Để hình thành nên nhóm nghiên cứu, điều kiện tiên quyết là phải có nhà nghiên cứu có năng lực uy tín, vạch ra hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu rồi tập hợp quanh họ những đồng nghiệp cùng chí hướng. Các trường đại học rất cần những “sếp” khoa học như vậy. Ngoài việc nuôi dưỡng và giữ chân những giảng viên đầu ngành là cán bộ cơ hữu của trường, một giải pháp là kí hợp đồng với các nhà khoa học giỏi ở bên ngoài trường để xây dựng nhóm nghiên cứu.
Thứ tư: Tạo điều kiện cho người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, tài liệu tham khảo Hệ thống thư viện của trường phải đảm bảo quy trình thủ tục mượn tài liệu đơn giản, trả tài liệu dễ dàng. Sách hay tài liệu nào mà người nghiên cứu tìm thấy nhưng không có trong thư viện, thư viện
sẽ đặt mua theo yêu cầu báo cho họ biết khi sách mà về đến thư viện. Ngoài nguồn tài liệu nghiên cứu phong phú, nhà trường nên trang bị các thư viện hệ thống trang thiết bị, công nghệ, các phòng truy cập thông tin trên cơ sở thư viện số, thư viện liên kết toàn quốc và quốc tế.
Thứ năm: Tăng cường ứng dụng kết qủa NCKH vào thực tiễn
Học tập kinh nghiệm đào tạo từ đại học hàng đầu thế giới, đại học Harvard, các sinh viên ngành kinh tế muốn đủ điều kiện hoàn thành các học phần, phải liên hệ các cơ sở kinh doanh để giúp họ khắc phục các vấn đề thực tế hoặc sinh viên tụ khởi nghiệp cơ sở kinh doanh, kết quả từ thực tiễn mới là điều kiện đủ để học viên hoàn thành chương trình học tập. Cách đào tạo trên đã giúp Harvard luôn được xếp hạng cao nhất trong bản đồ học thuật thế giới. Giảng viên sẽ cảm thấy ý nghĩa thực sự trong những công trình nghiên cứu của mình nếu được các doanh nghiệp toàn cầu chào đón và ứng dụng vào cuộc sống, đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy, trong tiêu chí phê duyệt đề tài, tính thực tiễn của đề tài, khả năng thương mại hóa nên được coi là các chỉ tiêu quan trọng; nhà trường cũng nên khuyến khích, có phần thưởng riêng cho những đề tài có tính ứng dụng cao.
Thứ sáu: Lãnh đạo các trường tổ chức các chương trình nghiên cứu có định hướng phù hợp. Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường được vận dụng đầy đủ, linh hoạt từ đó phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng gây ra hàng loạt tác động tiêu cực tới mọi mặt của xã hội như vấn đề ô nhiễm môi trường…Hoạt động NCKH của các trường đại học ngành kinh tế phải tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. vì vậy, lãnh đạo các trường đại học phải tổ chức các chương trình NCKH hướng vào các chủ đề như: Kinh tế xanh, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp; biện pháp đổi mới thể chế kinh tế, xã hội hướng tới phát triển bền vững; đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp; tái cơ cấu và đổi mới quản trị trong doanh nghiệp. Các đề tài theo định hướng trên nếu được thực hiện với sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp sẽ tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong NCKH của giảng viên các trường đại học, gắn kết các nhà khoa học, thúc đẩy nghiên cứu mũi nhọn, liên ngành để giải quyết nhiều vấn đề, hướng tới gia tăng công bố khoa học, đồng thời chuyển giao tri thức cho cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Thứ bảy: Tổ chức ứng dụng sản phẩm khoa học công nghệ đã nghiệm thu Định hướng của Đảng và Nhà nước là trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021-2030 là “Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Nhiều đề tài khoa học về khởi nghiệp đã được thực hiện và nghiệm thu nhưng số đề tài được ứng dụng vào thực tế còn rất ít. Lãnh đạo các trường đại học cần thiết phải tổ chức ứng dụng sản phẩm khoa học đã nghiệm thu vào thực tế để giảng viên thấy được vai trò thực tế của mình trong phát triển kinh tế - xã hội và hưởng ứng phong trào quốc gia về khởi nghiệp của Chính phủ. Đặc biệt, nhà trường nên tham gia sâu vào chuỗi liên kết 4 nhà: Nhà khoa học - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông góp phần đưa sản phẩm hoạt động nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, đời sống xã hội; đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Thứ tám: Hội đồng các trường cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức để thực hiện nghiêm túc trách nhiệm nghiên cứu khoa họcHoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học thời gian qua đã có những kết quả tích cực nhưng vẫn khai thác tối đa tiềm năng về con người. Các trường vẫn tập trung nhiều cho công tác đào tạo, công tác NCKH vẫn xếp sau, đặc biệt nhiều trường công tác này rất mờ nhạt, thực hiện chỉ nhằm đủ tiêu chuẩn cho công tác kiểm định. Nghiên cứu tuy tốn kém, khó khăn nhưng tạo ra thương hiệu cho nhà trường, từ đó sẽ thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi, giữ chân được những nhà khoa học có tài, tạo ra hiệu quả lâu dài và bền vững. Lãnh đạo các trường cần thay đổi
tư duy về hoạt động NCKH để có những sự đầu tư xứng tầm, kịp thời, tạo môi trường NCKH lý tưởng cho giảng viên và học viên.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu khoa học và hoạt động giảng dạy là hai nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ một trường đại học. Nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ của giảng viên và danh tiếng của trường đại học. Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các trường đại học lại càng bức thiết hơn nữa. Mặc dù được đánh giá có vai trò quan trọng nhưng trong thời gian qua thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học chưa thực sự được chú trọng, đầu tư đúng mức, chưa tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Động lực nghiên cứu khoc học của giảng viên bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Thông qua nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam, NCS đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khối ngành kinh tế bao gồm (1) Nhận thức, (2) Năng lực, (3) Thủ tục và kinh phí, (4) Môi trường, (5) Chế độ khen thưởng, (6) Văn hóa. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng “Nhận thức” là nhân tố có tác động lớn nhất đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, tiếp đến là nhân tố “Văn hóa”, “Thủ tục và kinh phí”, “Năng lực”, “Chế độ khen thưởng” và thấp nhất là nhân tố “Môi trường”. Từ kết quả của nghiên cứu này NCS cũng rút ra một số hàm ý quản trị cho các trường đại học trong việc tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên các trường đại học khối ngành kinh tế: (i) Tăng cường nhận thức về NCKH cho đội ngũ giảng viên, (2) Xây dựng văn hóa NCKH, (3) Cải cách thủ tục và quy trình thanh toán, (4) Bồi dưỡng và phát triển năng lực cá nhân, (5) Hoàn thiện chế độ cho giảng viên NCKH, (6) Tạo môi trường NCKH lý tưởng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Cảnh Chí Hoàng. (2021). Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế và Phát Triển, số 286, tháng 4/2021. 2. Canh Chi Hoang. (2021). Factor affecting Scientific Research Motivation of Lecturers at Universities in the Economic Sector in Vietnam. International Journal of Engineering, Management and Humannities, Volume 2, Issue 4, pp:146-153.
3. Canh Chi Hoang. (2021). Current status of scientific research at Universities in Vietnam. Internaltional Journal of Economics, Business and Management Research, Vol 5, No.7, pp: 351-361.
4. Cảnh Chí Hoàng, Trần Văn Dũng. (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Công Thương, số 6- Tháng 4/2019.
5. Cảnh Chí Hoàng. (2018). Tạo động lực làm việc của giảng viên các trường đại học. Tạp chí tài chính kỳ 2- Tháng 7/2018 (685).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu trong nước:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2014 về việc "Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Truy cập ngày 04/ /2016. Địa chỉ:http://thuvienphapluat.vn/van- ban/Giaoduc/Thong-tu- 47-2014-TT-BGDDT-Quy-dinhche-do-lam-viec-doi-voi-giang-vien- 264369.aspx.
2. Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. (2018). Kết quả điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2018. http://vista.gov.vn/vn- uploads/thong-ke-kh- cn/2020_01/bang_ket_qua_ncpt_2018_web.pdf.
3. Đàm, V. C. (2009). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật. 4. Giáo Dục Thời Đại. (2020). Giảng viên phải coi nghiên cứu khoa học là nhu cầu tự thân.
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/giang-vien-phai-coi-nghien- cuu-khoa-hoc-la-nhu-cau-tu-than- 20200422135944187.html
5. Hoàng Thị Nhị Hà. (2006). Vài nét về nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm TP.HCM, số 9 năm 2016.
6. Huỳnh Thanh Nhã. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường cao đẳng công lập ở thành phố Cần Thơ. Tạp ch Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
7. Lê Minh Tiến. (2010). Nghiên cứu khoa học trong giảng viên: giải pháp vĩ mô và vi mô. Trình bày trong Hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho giảng viên đại học tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2010
8. Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực, tập 2, Nxb Lao động – Xã hội.
9. Mai Đan. (2020). Nghiên cứu khoa học - nhiệm vụ song hành trong công tác giảng dạy của Đại học TN&MT Hà Nội. https://baotainguyenmoitruong.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-nhiem-vu-song-hanh-trong- cong-tac-giang-day-cua-dai-hoc-tn-mt-ha- noi-306916.html
10. Ngô Thị Thu Hồng, Phạm Thị Lan Anh. (2019). Tháo gỡ khó khăn trong nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam. Tạp chí tài chính, 2019. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thao- go-kho-khan-trong-nghien- cuu-khoa-hoc-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302883.html