Xâydựng văn hóa NCKH

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

Văn hóa khoa học phải là nhân tố cốt lõi trong đời sống văn hóa của các trường đại học, phải được các trường đại học chính thức hóa bằng việc ban hành thành các văn bản quy định chuẩn mực văn hóa trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo, là những luật lệ thành văn hay bất thành văn trong truyền thống NCKH của trường cho những ứng xử đúng đắn trong hoạt động khoa học. Những luật lệ đó khá tổng quát nhưng lại rất thiết yếu giúp các trường duy trì chất lượng của những minh chứng và ý tưởng khoa học; qua đó tạo ra một môi trường tinh thần lành mạnh và nghiêm túc cho hoạt động khoa học. Văn hóa khoa học không chỉ là những chuẩn mực cho ứng xử, mà còn bao gồm những thông lệ, những kì vọng về cách đánh giá, thảo luận, tranh luận của những người làm khoa học trong khi tương tác với nhau dựa trên cơ sở nền tảng là một hệ thống niềm tin và giá trị. Văn hóa khoa học và tự do học thuật là nền tảng tạo ra sự ưu tú trong học thuật. Văn hóa khoa học của trường đại học được đánh giá là có ảnh hưởng khá sâu sắc tới thái độ NCKH của giảng viên, ảnh hưởng tới uy tín giảng viên và có khả năng kích thích giảng viên NCKH hiệu suất cao hơn.

Văn hóa khoa học được cấu thành từ các thành tố chủ yếu sau: Các mô thức tiếp nhận, sáng tạo và truyền đạt tri thức; Các chuẩn mực ứng xử và quy ước về đạo đức nghiên cứu; Các thông lệ và các kì vọng về cách thức tương tác của cộng đồng các nhà khoa học. Vì vậy, để xây dựng văn hóa khoa học tích cực, thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên, lãnh đạo các trường đại học cần có các biện pháp để tác động tới thành tố trên như:

hướng vào việc tìm kiếm những điều mà

khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới. Mỗi đề tài NCKH có hệ thống lý thuyết bao gồm bộ phận riêng có và cơ sở lý thuyết kế thừa; hệ thống phương pháp luận nghiên cứu của đề tài cũng bao gồm phương pháp luận riêng có và phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác. Mỗi nghiên cứu khoa học vừa có giá trị khách quan vừa có giá trị chủ quan. Do đó, hoạt động NCKH gắn liền với việc công bố và bình duyệt của giới chuyên môn. Lãnh đạo các trường phải đảm bảo hoạt động NCKH của giảng viên tuân thủ mô thức tiếp nhận, xử lý, truyền đạt tri thức trên tinh thần khách quan và tôn trọng sự thật, tính kế thừa với yêu cầu một đề tài khoa học phải có trích dẫn và nguồn tư liệu tham khảo phù hợp và có quan điểm sáng tạo mang tính cá nhân của người nghiên cứu.

Thứ hai: Xây dựng các chuẩn mực ứng xử và quy ước về đạo đức nghiên cứu Đạo đức nghiên cứu đề cập đến các chuẩn mực về hành vi, xử sự trong khi

thực hiện công việc nghiên cứu. Người nghiên cứu phải có cách hành xử nghiêm túc, tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền tác giả khi tham gia các hoạt động NCKH. Người nghiên cứu phải có ý thức giữ gìn danh dự, có tinh thần đoàn kết, tôn trọng bạn bè, đồng nghiệp kể cả khi có những luận điểm khoa học khác nhau. Có ý thức bảo vệ sự thật, bảo vệ quyền tác giả và lợi ích chính đáng của người nghiên cứu. Nhà trường phải có cơ chế bảo vệ thích đáng quyền sở hữu trí tuệ cho giảng viên và giám sát để đảm bảo tính khách quan, tính kế thừa của tư duy khoa học và hoạt động nghiên cứu bằng việc đòi hỏi sự liêm chính và trung thực trong đạo đức nghiên cứu, sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy ước về trích dẫn của giảng viên.

Một thành tố khác của đạo đức nghiên cứu là trách nhiệm xã hội của hoạt động nghiên cứu, tức là hoạt động nghiên cứu phải nhằm cải thiện thế giới trên nguyên tắc không gây hại cho xã hội cũng như cho các cá nhân. Nhà trường cần quy định rõ, khi khảo sát hoặc lấy dữ liệu phục vụ NCKH, người nghiên cứu phải thông báo, giải thích và có được sự ưng thuận của những người tham gia vào đó như những đối tượng được nghiên cứu, phải đảm bảo các phương pháp nghiên cứukhông gây tác động tiêu cực tới môi trường, bảo vệ cấu trúc hệ sinh thái cân bằng của môi trường nghiên cứu.

Thứ ba: Xây dựng các thông lệ và các kỳ vọng trong việc tương tác với nhau của cộng đồng khoa học

Tranh luận, phản biện là những hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt khoa học do hoạt động khoa học ngày càng mang tính chất liên ngành, cần đến sự hợp tác của nhiều người trong nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có cơ sở lý thuyết và phương pháp luận riêng. Nhà trường phải có quy định nghiêm khắc về giới hạn của việc tương tác trên cơ sở tôn trọng quan điểm khoa học của người nghiên cứu. Không cho phép các giảng viên biến tranh luận khoa học thành những cuộc công kích cá nhân. Giảng viên tham gia tranh luận, phản biện khoa học phải cùng tôn trọng những tiền đề cơ bản và những nguyên tắc lập luận lành mạnh, phản biện trên lập trường đóng góp ý kiến và giải quyết một cách khoa học các vấn đề nghiên cứu.

Nhà trường cũng cần xây dựng các quy định thể hiện rõ thái độ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả trong NCKH. Yêu cầu giảng viên tuân thủ các quy định về trích dẫn để ghi nhận đóng góp của người làm khoa học, cũng như trong việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả, tức là sử dụng những sản phẩm trí tuệ của họ phải được sự chấp thuận, cho phép của tác giả, có trích dẫn cụ thể khi kế thừa các luận điểm khoa học.

Thứ tư: xây dựng văn hóa khoa học theo đặc thù các mô hình nhóm nghiên cứu, đảm bảo văn hóa các nhóm theo chuẩn mực chung, đồng thời phù hợp đặc thù tâm lý, tính cách, quy luật hành xử của

từng nhóm: nhóm nghiên cứu giảng viên – sinh viên và nhóm nghiên cứu giảng viên – doanh nghiệp ở lĩnh vực kinh tế.

Thứ năm: phát động NCKH cho toàn trường, thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên. Để các phong trào duy trì được sức hút, nhà trường phải luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để người nghiên cứu yên tâm học tập và nghiên cứu; nhà trường nên thành lập các câu lạc bộ NCKH, ban chủ nhiệm câu lạc bộ bao gồm các giảng viên, cán bộ và sinh viên có thành tích NCKH tốt, có kinh nghiệm NCKH, ban chủ nhiệm cần dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm, lợi ích có được khi tham gia nghiên cứu khoahọc. Những khúc mắc của người nghiên cứu được giải đáp nhiệt tình như: cách xử lý số liệu, viết báo cáo, những kỹ năng, phương pháp luận cần thiết, các chế độ được hưởng khi thực hiện một đề tài khoa học.

Với các biện pháp thiết thực và kịp thời trên, các trường đại học ngành kinh tế sẽ hướng tới xây dựng được văn hóa khoa học vững mạnh, tạo ra truyền thống tốt đẹp trong dạy và học của trường, đó là tinh thần, đam mê và thành tích NCKH vượt trội, góp phần nâng vị thế, uy tín trường trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo – NCKH.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w