Nhóm đất chưa sử dụng 211,66 2.446,15 2.189,

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHO CÁC TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 47 - 52)

- Phương pháp xử lý số liệu:

3. Nhóm đất chưa sử dụng 211,66 2.446,15 2.189,

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ

Giai đoạn 2017-2019, cơ cấu đất đai chuyển dịch dần từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong năm 2019 thông kê cho thấy nhóm đất nông nghiệp 295.228,71 ha, chiếm 83,53 % so với tổng diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất phi nông nghiệp: 56.037,90 ha, chiếm 15,85 % so với tổng diện tích đất tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng: 2.189,59 ha, chiếm 0,62 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong nhóm đất nông nghiệp, Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 118.305,57 ha, chiếm 33,47 % so với diện tích đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp có diện tích 167.648,15 ha, chiếm47,43 so với diện tích đất nông nghiệp. Trong nhóm đất đất phi nông nghiệp, Đất ở có diện tích 11.173,68 ha, chiếm 3,16% diện tích đất phi nông nghiệp, gồm đất ở nông thôn 9546.37 ha và đất ở đô thị 1627.30 ha; Diện tích Đất chuyên dùng là 27.217,74 ha, chiếm7,7 % diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó đất có mục đích công cộng chiếm diện tích lớn nhất 17887.20 ha; sau đó đến đất sản xuất kinh doanh 4206.91 ha.

Nhìn chung, tỉnh Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Phú Thọ có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Phú Thọ còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

Tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…;

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

2.2.1.2. Thực trạng sử dụng đất tại tỉnh Phú Thọ

Thực trạng phân bố, sử dụng đất tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

(ha) tổng diện tích đất tự nhiên (%) (ha) tổng diện tích đất tự nhiên (%) (ha) tổng diện tích đất tự nhiên (%) Đất thuộc hộ gia đình, cá nhân 133.212,21 38,09 143,536,11 40,11 145,387,48 41,67 Đất thuộc tổ chức kinh tế 103.816,19 29,68 110.334,38 31,24 118.336,27 32,14 Đất thuộc cơ quan

nhà nước 79.254,19 22,66 79.227.08 19,32 79.227.08 18,10 Đất thuộc đơn vị sự nghiệp công lập 23.320,14 9,21 23.320,14 8,9 23.320,14 7,31 Đât thuộc cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo

1.236,81 0,35 1.487,40 0,41 1.524,34 0,69

Khác 30.214 0,0087 31.142 0,0071 34.232 0,0081

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ

Theo bảng 2.2, có thể thấy trong giai đoạn 2017-2019 tình hình đất thuộc hộ gia đình, cá nhân; đất thuộc tổ chức kinh tế và đât thuộc cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo có chiều hưởng tăng lên. Cụ thể đấy thuộc hộ cá nhân, gia đình từ 133.212,21 ha năm 2017 tăng lên 145,387,48 năm 2019; đất thuộc tổ chức kinh tế từ 103.816,19 năm 2017 tăng lên 118.336,27 năm 2019.

Các nhóm đất thuộc cơ quan nhà nước, đất thuộc đơn vị sự nghiệp công lập...vẫn giữ ổn định những cơ cấu giảm do biến động chung về diện tích tự nhiên khai phá bổ sung.

2.1.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản gắn liền với đất cho các tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

và bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) được tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng thời, giá đất bồi thường được xây dựng phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường tại thời điểm thu hồi đất, tạo được nhiều sự đồng tình của người dân, hạn chế được tình trạng đã ban hành quyết định thu hồi đất nhưng người sử dụng đất không đồng ý bàn giao mặt bằng.

Tính đến nay, các công trình, dự án thực hiện từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, phần lớn đều không xảy ra tình trạng đã ban hành quyết định thu hồi đất nhưng chưa thực hiện bồi thường, GPMB.

Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận), các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn của tỉnh Phú Thọ đã tích cực chủ động trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Đến nay, về cơ bản công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành, đáp ứng được mục tiêu đề ra, tạo điều kiện cho người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền theo quy định.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Phú Thọ đã thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đất, tổ chức, thẩm định 75 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 56 tổ chức có nhu cầu với tổng diện tích là 68,75ha đất tại TP Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện. Bên cạnh đó, thẩm định, trình UBND tỉnh 04 hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tam Nông, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Sơn với diện tích 7,89ha; 02 hồ sơ xin chuyển hình thức thuê đất tại huyện Phù Ninh với diện tích 1.400,0m2.

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức của UBND tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017- 2019 được tổng hợp trong bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức của UBND tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Giấy chứng nhận

TT Loại GCN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Cấp lần đầu 371 393 446

2 Cấp đổi 61 74 85

3 Cấp lại 3 2 1

Tổng 435 469 532

Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ

Trong giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cấp 1.436 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, trong đó năm 2017 là 435 giấy chứng nhận, năm 2018 là 469 giấy chứng nhận, năm 2019 là 532 giấy chứng nhận.

Bảng 2.4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các loại tổ chức giai đoạn 2017- 2019

Đơn vị tính: Giấy chứng nhận

TT Theo loại tổ chức Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Tổ chức kinh tế 321 348 376

2 Cơ quan nhà nước 12 13 24

3 Đơn vị sự nghiệp công lập 0 2 0

4 Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo

102 116 132

Tổng GCN 435 469 532

Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ

Trong giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chủ yếu cho các tổ chức kinh tế với 72,8%, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gần 24,4 %, còn cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập không đáng kể.

2.2. Thực trạng quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức của Ủy ban nhân sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức của Ủy ban nhân

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHO CÁC TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w