- Phương pháp xử lý số liệu:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CẤP
3.2.3. Hoàn thiện tổchức thực hiện kế hoạch cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức
a. Hoàn thiện bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công chức, viên chức trực tiếp thực hiện kế hoạch:
Tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức.
Cần xây dựng chương trình nội dung tập huấn cụ thể với đầy đủ thông tin về kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức cũng như các kỹ năng cần thiết phụ vụ thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức.
Tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành để bổ sung trrao đổi kiến thức,, kinh nghiệm thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức cho công chức, viên chức.
b. Hoàn thiện truyền thông và tư vấn cho các tổ chức
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cung cấp các thông tin về quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng; hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều; khu vực quy hoạch và bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước để thực hiện việc xét duyệt hồ sơ.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy
định của pháp luật đất đai để mọi người dân nắm và biết được quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất, nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai để cấp Giấy chứng nhận.
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận của huyện, thành phố để giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tổ chức thực hiện truyển thông, đối thoại tư vấn giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra.
c. Hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức
Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức đối với công tác đăng ký kê khai, cấp Giấy chứng nhận.
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, sách nhiễu khi lập hồ sơ, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; công khai trình tự, thủ tục và các loại phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận tại nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Xử lý nghiêm những cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Tận dụng tối đa mọi tài liệu hiện có để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận: + Đối với những xã đã có bản đồ địa chính phải sử dụng triệt để để cấp Giấy chứng nhận; những xã đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa nhưng chưa thực hiện cập nhật, chỉnh lý bản đồ thì sử dụng sơ đồ giao ruộng để cấp Giấy chứng nhận mà không chờ hoàn thiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính.
+ Đối với những xã chưa có bản đồ địa chính phải tận dụng những loại tài liệu hiện có trong quản lý, sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận như: bản đồ, sơ đồ giải thửa cũ, sơ đồ giao ruộng hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất để cấp Giấy chứng nhận mà không chờ đo vẽ bản đồ địa chính;
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị thực hiện đo đạc, chủ động tổ chức cho người sử dụng đất kê khai đăng ký, bảo đảm đo đạc, lập bản đồ đến đâu kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận ngay đến đó.
Tổ chức kê khai đăng ký và xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp tổ chức cho người sử dụng đất kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đồng loạt theo địa bàn xã tại các điểm dân cư. Việc xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận của cấp huyện phải được thực hiện lồng ghép, đồng thời với quá trình thẩm tra, xét duyệt của cấp xã, không tách việc thẩm định hồ sơ theo từng cấp, từng bộ phận làm kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ.
Phân loại hồ sơ theo nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, thửa đất không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, thửa đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính để giải quyết theo từng loại. Đối với một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất, thì thửa đất nào đủ điều kiện sẽ thực hiện ngay việc cấp Giấy chứng nhận; thửa đất nào chưa đủ điều kiện hoặc cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì tiếp tục giải quyết và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung nguồn lực, tăng cường cán bộ, đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã để đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch giao.
- Trên cơ sở chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận giao, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể đến từng xã, phường, thị trấn và chỉ đạo thực hiện hoàn thành khối lượng theo tiến độ, thời gian quy định tại Kế hoạch này. Gắn việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch cấp Giấy chứng nhận vào công tác đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và công tác thi đua, khen thưởng.
- Cân đối, bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận đối với những xã không nằm trong dự án đo đạc địa chính và cấp Giấy chứng nhận.
- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ vào cuối quý, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai.
- Thực hiện xây dựng kế hoạch, công khai dân chủ về nội dung, kế hoạch cấp Giấy chứng nhận; chỉ đạo cán bộ địa chính, trưởng các thôn, khu phố hướng dẫn cho người dân kê khai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, thực hiện xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận và phối hợp trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. (Ủy ban nhân dân cấp xã có thể thành lập Hội đồng tư vấn về đăng ký đất đai để tư vấn cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
- Cân đối, bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận.
d. Hoàn thiện sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan liên quan
Sở Tài nguyên và Môi trường cần tích cực chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc cấp huyện trong việc thực hiện, giúp cấp huyện, xã trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận.
- Hướng dẫn nội dung, trình tự thực hiện việc đăng ký, lập, xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đồng loạt lần đầu cho các tổ chức.
- Phối hợp cùng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật đất đai để mọi người dân nắm và biết được quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai để cấp Giấy chứng nhận.
Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, phân bổ kinh phí bảo đảm đủ để thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận trong; hướng dẫn sử dụng kinh phí và các thủ tục thanh quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước.
Cục Thuế tỉnh: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát các thủ tục liên quan về luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận không phù hợp thực tế và quy định hiện hành,
đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
Sở Tư pháp: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn việc áp dụng các văn bản để giải quyết các thủ tục liên quan đến thừa kế, tặng cho, phân chia tài sản chung trong quá trình xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật xây dựng đối với các công trình dự án phát triển nhà ở; ngăn ngừa và xử lý kịp thời trường hợp vi phạm; cung cấp các thông tin liên quan đến quy hoạch xây dựng để thực hiện việc xét duyệt hồ sơ.
Đối với tổ chức sử dụng đất:
- Yêu cầu các tổ chức đang sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện kê khai, đăng ký hết các thửa đất đang quản lý, sử dụng, cung cấp các giấy tờ liên quan đến thửa đất và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về nhà ở, công trình xây dựng (nếu có). Các tổ chức đang sử dụng đất phải lập báo cáo tự rà soát về nguồn gốc đất, việc quản lý, sử dụng đất, đề xuất xử lý những diện tích đất bị lấn, chiếm, tranh chấp, diện tích đất lấn, chiếm, diện tích đất được giao nhưng không sử dụng.
3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức