GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI
2.2.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Gia Lai
2.2.1.1 Về tổ chức
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai được thành lập năm 1991, là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều
hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo sự ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai là đơn vị trực thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc, giúp việc giám đốc là 02 phó giám đốc; Giám đốc, phó giám đốc do Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Chi nhánh NHNN tỉnh Gia Lai thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo ủy quyền của thống đốc:
- Làm đầu mối tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức, tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công.
- Thực hiện thanh, kiểm tra định kỳ và bất thường về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.
- Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột xuất của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để thực thi nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điều tra, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh; có ý kiến tham gia với chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương khi được yêu cầu.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn kèm theo các đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Đề nghị cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, thực hiện việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức khác trên địa bàn.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các TCTD và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối trên địa bàn.
- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các TCTD trên địa bàn.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho, quỹ tại chi nhánh, khi giao nhận, trên đường vận chuyển.
- Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giải quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân, trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của chi nhánh gửi cấp trên. - Tổ chức công tác thông tin tín dụng cho các TCTD trên địa bàn. - Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
Trên cơ sở nhiệm vụ được Thống đốc ủy quyền thực hiện trên địa bàn, tổ chức bộ máy của chi nhánh NHNN tỉnh Gia Lai theo quyết định 290/QĐ-NHNN ngày 25/2/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm các phòng, ban sau:
- Phòng Nghiên cứu Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ - Phòng Kế toán – Thanh toán
- Thanh tra, giám sát Ngân hàng - Phòng Tiền tệ - Kho quỹ
Thanh tra, giám sát ngân hàng và phòng kế toán thanh toán có con dấu riêng, dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
2.2.1.2 Về kết quả hoạt động
Trong những năm qua, NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai đã làm tốt nhiệm vụ của mình trên mọi mặt hoạt động
- Công tác chỉ đạo, điều hành
Bám sát những định hướng, mục tiêu đã được Thống đốc chỉ đạo để cụ thể hóa đối với các ngân hàng, các QTDND trên địa bàn.
Chỉ đạo, cũng cố hoạt động của các QTDND theo tinh thần chỉ đạo của Bộ chính trị, Ngân hàng Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ đối với các TCTD bị kiểm soát đặc biệt.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng
Ban đầu, Ngân hàng nhà nước chỉ có 02 chi nhánh NHTM hoạt động đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Gia Lai, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Gia Lai, đến nay mạng lưới hoạt động Ngân hàng trên địa bàn đã được mở rộng với 20 chi nhánh Ngân hàng thương mại cấp I (Phụ lục 1)
Hệ thống ngân hàng còn bao gồm các chi nhánh ngân hàng cấp 2 và các phòng giao dịch phủ đều các huyện, thị xã, thị trấn trên toàn tỉnh.
Ngoài ra cón hệ thống 06 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cụ thể: QTDND Thắng Lợi; QTDND Trà Bá; QTDND ĐăkĐoa; QTDND KonDơng; QTDND An Khê; QTDND IaKha.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh.
Huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2015 đạt 58.115 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2014: 12.816 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,29%
Hoạt động cho vay: Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2015 đạt 55.450 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2014: 12.272 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,42%.
( Nguồn: Thanh tra, giám sát NHNN Gia Lai, Báo cáo Giám sát từ xa các NHTM trên địa bàn năm 2015)
Về thực hiện lãi suất: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh luôn bám sát chỉ đạo của Thống đốc để chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn thưc hiện nghiêm túc lãi suất quy định của Thống đốc theo từng thời kỳ, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay không lớn.
Công tác kho quỹ: Đảm bảo an toàn tuyệt đối, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt, phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống, an ninh quốc phòng của tỉnh. Công tác kho quỹ của NHNN chi nhánh tập trung vào mục tiêu: đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt, thực hiện tốt việc đưa tiền mới vào lưu thông theo chỉ đạo của NHTW. Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN Việt Nam.
Thực hiện tốt hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: NHNN chi nhánh Gia Lai đã triển khai chương trình thanh toán tập trung, thanh toán điện tử cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn; cài đặt chương trình bù trừ ngày 2 phiên cho các đơn vị tham gia thanh toán bù trừ, thực hiện công tác chuyển tiền điện tử nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn.
Thực hiện các bước nhằm đổi mới cơ bản và toàn diện công tác thanh tra, kiểm soát.
Công tác kiểm soát tại NHNN chi nhánh luôn được chú trọng, bám sát chương trình kiểm soát của NHTW và xây dựng kế hoạch, thực hiện kiểm soát
thường xuyên, đột xuất theo chỉ đạo của Giám đốc NHNN. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hằng ngày, hàng quí theo đúng nguyên tắc, chế độ.
Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai đã thực hiện tốt kế hoạch hàng năm về phân tích giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ đối với hệ thống NHTM và 6 QTDND cơ sở trên địa bàn. Nội dung thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: tín dụng, huy động vốn, bão lãnh, dịch vụ thanh toán, an toàn kho quỹ, hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo. Ngoài việc tập trung thanh tra tính tuân thủ pháp luật, hoạt động thanh tra trực tiếp đã tập trung vào việc đánh giá những tồn tại của kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh NHTM và các QTDND trên địa bàn.
2.2.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Gia Lai
Triển khai thực hiện Luật NHNN, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999, quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng, Thống đốc ban hành Thông tư số 04/2000/TT –NHNN3, ngày 28/3/2000, hướng dẫn thực hiện Nghị định 91 của Chính Phủ. Các văn bản nói trên đã cụ thể hóa các Điều 51, 51 và 53 của Luật NHNN về lĩnh vực thanh tra Ngân hàng, trong đó khẳng định rõ Thanh tra Ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có con dấu riêng.
Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại quyết định 290/QĐ-NHNN ngày 25/2/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm các nhiệm vụ sau:
Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng, hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Pháp luật.
Tham mưu giúp Giám đốc để xem xét, quyết định việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.
Tổ chức kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc và các công cụ chính sách tiền tệ khác đối với tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn để thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra, giám sát theo quy định.
Tình hình nhân sự tại Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước
Hiện nay Thanh tra giám sát được biên chế tổng cộng 14 cán bộ, bao gồm 01 Chánh Thanh tra, 03 Phó chánh thanh tra và 10 cán bộ thanh tra. Trình độ nghiệp vụ tại Thanh tra chi nhánh hiện nay 14/14 cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học, trong đó có 02 thanh tra viên chính, 01 chuyên viên chính (vừa chuyển về Thanh tra chi nhánh nên đang trong giai đoạn chuyển đổi), 9 thanh tra viên và 02 cán bộ thanh tra.
Diễn biến tình hình nhân sự của thanh tra, giám sát chi nhánh NHNN tỉnh Gia Lai từ năm 2011 được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Thanh tra, giám sát NHNN Gia Lai 2011 -2015
Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014 2015
1. Tổng số cán bộ 9 12 13 13 14
- Thanh tra viên 4 4 6 7 9
- Cán bộ thanh tra 4 6 5 4 3
2. Trình độ chuyên môn
Thạc sĩ 1 1 1 1 1
Đại học 8 11 12 12 12
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Gia Lai, Báo cáo tình hình nhân sự thanh tra, giám sát các năm 2011 -2015)
2.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ
2.3.1 Khái quát sự hình thành và phát triển
Thực hiện đề án thành lập QTDND theo Quyết định 390 của Chính Phủ, trên cơ sở Ban chỉ đạo Trung ương cho phép thực hiện mở rộng thí điểm thành lập QTDND, tại Gia Lai từ năm 1995 đến 1999 có 6 Quỹ tín dụng được thành lập, cụ thể: QTDND Thắng Lợi được thành lập tháng 9/1995; QTDND Đak Đoa được thành lập tháng 8/1996; QTDND Trà Bá được thành lập tháng 10/1996; QTDND An Khê được thành lập 12/1996; QTDND Kon Dơng được thành lập tháng 10/1997; QTDND IaKha được thành lập tháng 5/1998. Trong quá trình hoạt động, các Quỹ tín dụng mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, ban điều hành luôn cố gắng phấn đấu để mở rộng quy mô hoạt động của Quỹ, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển, xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại các địa bàn có quỹ tín dụng, tuy nhiên do trình độ của Hội động quản trị, ban điều hành cũng như cán bộ quỹ tín dụng trên địa bàn còn yếu kém nên còn để xảy ra một số sai sót.
2.3.2 Tình hình hoạt động của 06 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại Gia Lai giai đoạn 2011-2015
2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn
Một trong những hoạt động chính cơ bản của QTDND là huy động vốn, hoạt động huy động vốn giữ vai trò chủ đạo, là nguồn đầu vào chủ yếu trong hoạt động của các QTDND cơ sở. Từ năm 2011 – 2015, hoạt động huy động vốn của 6 QTDND cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh luôn bám sát vào chỉ đạo về mức lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hình thức huy động linh hoạt với nhiều kỳ hạn khác nhau, tăng cường tuyên truyền tới các thành viên về mức lãi suất ưu đãi hơn so với hệ thống các ngân hàng thương mại, nên nguồn vốn huy động có sự gia tăng đáng kể, góp phần tăng khả năng thanh khoản của QTDND cơ sở, thúc đẩy đầu tư cho vay, giúp thành viên phát triển kinh tế, cụ thể:
Năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 35.615 triệu đồng, năm 2012 đạt 48.879 triệu đồng tăng 13.264 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 37,25%; năm 2013 đạt 59.008 triệu đồng, tăng 10.129 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 20,72%, năm 2014 đạt 94.681 triệu đồng, tăng 35.673 triệu đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 60,45%; năm 2015 đạt 120.857 triệu đồng, tăng 26.176 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 27,65%. Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể: Năm 2011 chiếm 98,09%; năm 2012 chiếm 98,75%, năm 2013 chiếm 99,17%, năm 2014 chiếm 99,36%, năm 2015 chiếm 99,49%. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền huy động có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của các thành viên, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn giúp QTDND cơ sở chủ động trong việc cho vay.
Bảng 2.2: Tình hình huy động tại 6 QTDND cơ sở trên địa bàn từ 2011 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng