Các QTDND trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, thể hiện lợi nhuận tăng đều qua các năm. Năm 2011 tổng lợi nhuận của 6 QTDND trên địa bàn đạt 917 triệu đồng, năm 2012 đạt 1.328 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 411 triệu đồng, tỷ lệ tăng 44,82%; năm 2013 đạt 1.665 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 337 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25,38%; năm 2014 đạt 2.118 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 453 triệu đồng, tỷ lệ tăng 27,21%; năm 2015 đạt 2.238 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 120 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,7%
Bảng 2.5 : Lợi nhuận hoạt động của các Quỹ tín dụng từ 2011 -2015
QTDND 2011 2012 2013 2014 2015 Thắng Lợi 85 125 145 220 298 Trà Bá 71 82 94 184 143 Đak Đoa 133 152 183 229 305 An Khê 339 470 597 732 709 KonDơng 247 451 593 707 723 IaKha 42 48 53 46 60 Tổng cộng 917 1.328 1.665 2.118 2.238
(Nguồn: Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Gia Lai, báo cáo giám sát từ xa các QTDND 2011-2015)
2.3.3 Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
2.3.3.1 Những thuận lợi
Các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động QTDND được ban hành, sửa đổi, bổ sung tương đối đầy đủ tạo môi trường và cơ sở pháp lý giúp cho các QTDND hoạt động thuận lợi hơn, như: Nghị định 69/2006/NĐ-CP, ngày 26/5/2005 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND;
Quyết định số 127/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 và Quyết định số 783/2005/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Công văn số 299/CV-TDHT ngày 30/9/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi bổ sung công văn số 44/CV-TDHT ngày 18/02/2003 của Thống đốc NHNN về hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627 của Thống đốc NHNN việt Nam; Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
Các QTDND cơ sở đã từng bước xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát QTDND có hiệu quả. Bộ máy hoạt động QTDND cơ sở, Ban điều hành ổn định, đã có kinh nghiệm trong điều hành kinh doanh tiền tệ.
Công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ quỹ tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quan tâm thường xuyên, các văn bản mới được triển khai và được sao gửi cho các QTDND kịp thời cập nhật và tổ chức thực hiện.
Công tác thanh tra, giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai thường xuyên kịp thời, công tác đôn đốc kiểm tra việc chỉnh sửa sau thanh tra cũng được quan tâm theo dõi. Vì vậy, các QTDND trên địa bàn thấy rõ trách nhiệm trong việc khắc phục chỉnh sửa và từng bước chấp hành tốt các nguyên tắc, chế độ theo quy định.
Các QTDND cơ sở trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ nhiều mặt như mặt bằng xây dựng trụ sở làm việc, giúp đỡ đôn đốc xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi đối với thành viên vay vốn là cán bộ viên chức, chính quyền địa phương còn phối hợp cung cấp thông tin khi các thành viên vay vốn tín chấp có nợ quá hạn đi chuyển nhượng tài sản…
Chỉ thị 57/CT-TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về công tác cũng cố, chấn chỉnh hoạt động QTDND làm nền tảng. Thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm và bản thân các QTDND phải quan tâm, chấn chỉnh thường xuyên hơn.
Qua kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, các QTDND hoạt động đều có lãi, lãi năm sau cao hơn năm trước, chi trả lãi cổ phần cho thành viên bằng mức lãi suất cho vay bình quân
2.3.3.2 Những khó khăn thách thức
Hoạt động của 6 QTDND trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong điều kiện các yếu tố khách quan như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, sự suy giảm của nền kinh tế trong nước dẫn đến giá cả thị trường biến đổi không ngừng, giá xăng dầu và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng mạnh, địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng với nguồn vốn lớn, trình độ cán bộ được đạo tạo chính quy, áp dụng công nghệ tin học, nắm bắt thị trường hoạt động tiền tệ tốt…
QTDND cơ sở hoạt động trong phạm vi hạn hẹp về nhiều mặt như: nguồn vốn ít, trình độ cán bộ không đồng đều, không được đào tạo cơ bản, thị trường hoạt động trong phạm vi, khuôn khổ, khách hàng vay nhỏ lẻ, đối tượng thành viên vay vốn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Một số quỹ khai thác nguồn vốn hết sức khó khăn, chủ yếu đi vay Ngân hàng hợp tác để cho vay lại, nguồn vốn vay dư thừa dẫn đến tỷ suất sinh lời không cao…
2.4 THỰC TRẠNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ
2.4.1 Việc xây dựng, thực hiện chƣơng trình thanh tra, giám sát
Theo quy định tại Thông tư 03/2015/TT-NHNN ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP (trước đây là Thông tư 04/2000/TT-NHNN ngày 28/3/2000 hướng dẫn Nghị định 91/1999/NĐ-CP), phân công trách nhiệm giám sát và thanh tra hoạt động đối với
tra NHNN chịu trách nhiệm thanh tra đối với Trụ sở chính, các sở giao dịch và các đơn vị hạch toán độc lập của TCTD nhà nước; Thanh tra chi nhánh NHNN chịu trách nhiệm đối với các chi nhánh của các TCTD và QTDND trên địa bàn quản lý. Theo đó, thời gian qua Thanh tra NHNN và Thanh tra Chi nhánh NHNN đã xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm đúng theo sự phân công trách nhiệm nói trên.
Hàng năm, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch thanh tra cụ thể gửi thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, căn cứ vào chương trình kế hoạch thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai xây dựng nội dung, kế hoạch thanh tra các TCTD trên địa bàn tỉnh cho phù hợp, sau đó bám sát kế hoạch để tiến hành thanh tra tại chỗ. Ngoài ra, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai còn tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với TCTD khi có chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh hoặc đối với TCTD mà khi thông qua giám sát từ xa, Thanh tra, giám sát nhận thấy đơn vị có dấu hiệu bất thường, nổi cộm. Mỗi năm, Thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh Gia Lai tiến hành thanh tra tại chỗ đối với khoảng từ 10 -15 đơn vị, trong đó QTDND từ 3-6 đơn vị, còn lại là các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn (Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn từ 3-5 chi nhánh). Qua số liệu thực tế so với kế hoạch các năm thì Thanh tra giám sát luôn đạt và vượt kế hoạch thanh tra (vượt do tiến hành thanh tra đột xuất ngoài kế hoạch).
Từ năm 2011 – 2015, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tiến hành thanh tra được 58 cuộc, trong đó thanh tra các Ngân hàng được 38 cuộc và Thanh tra QTDND được 18 cuộc, và 02 cuộc kiểm tra ngoại tệ tại DNTN, trong đó năm 2011 xây dựng kế hoạch 12 đơn vị, thực hiện thanh tra 14 đơn vị, vượt kế hoạch 02 đơn vị, năm 2012 xây dựng kế hoạch 14 đơn vị, thực hiện thanh tra 14 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2013 xây dựng kế hoạch 9 đơn vị, thực hiện thanh tra 9 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2014 xây dựng kế hoạch thanh tra 9 đơn vị, thực hiện thanh tra 9 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2015 xây dựng kế hoạch thanh tra 10 đơn vị, thực hiện thanh tra 10 đơn vị, vượt kế hoạch 2
đơn vị. (Nguồn: Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Gia Lai. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của các năm 2011-2015)
Cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra như hiện nay có ưu điểm: Căn cứ kế hoạch thanh tra của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thì thanh tra giám sát chi nhánh chủ động trong việc xây dựng chương trình kế hoạch của chi nhánh để tránh bị trùng lắp nếu đơn vị đó đã được Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đưa vào thanh tra pháp nhân toàn bộ hệ thống, tuy nhiên nếu cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ tiến hành thanh tra đối với hội sở mà kế hoạch của thanh tra, giám sát chi nhánh các tỉnh không cùng tiến hành thanh tra các chi nhánh ngân hàng đó trên địa bàn thì sẽ dẫn đến việc tách rời trong hoạt động thanh tra, không thống kê được tập trung sai phạm của cả đơn vị ngân hàng đó trong cùng thời điểm.
2.4.2 Nội dung thanh tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 2.4.2.1 Hoạt động giám sát các QTDND trên địa bàn 2.4.2.1 Hoạt động giám sát các QTDND trên địa bàn
Hiện nay, theo bảng phân công nhiệm vụ tại Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai thì 01 Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi, giám sát hoạt động của 6 QTDND, cùng với đ/c Phó Chánh Thanh tra là 02 cán bộ làm công tác chuyên quản QTDND, cụ thể: 01 cán bộ phụ trách việc theo dõi chương trình giám sát từ xa, định kỳ 10 ngày, hàng tháng, hàng quý tiếp nhận, thu thập số liệu của 6 QTDND thông qua chương trình, số liệu thu thập bao gồm bảng cân đối, báo cáo các chỉ tiêu thống kê, các mẫu biểu theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-NHNN Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi thu thập thông tin tiến hành kiểm tra thông tin, xử lý, phân tích gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước. Làm báo cáo phân tích tổng hợp tình hình (trước ngày 10 hàng tháng) gửi lãnh đạo thanh tra, giám sát chi nhánh cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để có cơ sở theo dõi hoạt động của 6 QTDND. 01 cán bộ còn lại thường xuyên nắm bắt thông tin từ 6 QTDND thông qua làm việc trực tiếp, thường xuyên trực tiếp xuống đơn vị cơ sở làm việc để nắm bắt tình hình, thu thập thông tin, nắm
bắt tình hình thay đổi nhân sự hoặc có những biến động trong hoạt động của 6 QTDND, xem xét báo cáo kiểm soát định kỳ của 6 QTDND cơ sở, giải quyết thắc mắc thường nhật, hỗ trợ nghiệp vụ cho 6 QTDND hoạt động, đảm bảo cung cấp thông tin hoạt động của 6 QTDND báo cáo lãnh đạo thanh tra, giám sát chi nhánh cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kịp thời.
Công tác giám sát từ xa tại chi nhánh thường phát hiện được một số nội dung sai phạm, hoặc một số diễn biến bất thường như sau:
- Nguồn vốn huy động của QTDND giảm mạnh - Dư nợ diễn biến tăng hoặc giảm bất thường - Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến
- Kết quả kinh doanh của QTDND thua lỗ - Quỹ vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
- Vi phạm giới hạn tín dụng đối với 1 khách hàng
Kết quả của công tác giám sát từ xa là báo cáo giám sát từ xa. Báo cáo giám sát từ xa phải nêu các kiến nghị biện pháp xử lý nếu thấy có dấu hiệu bất thường và vi phạm của các QTDND. Biện pháp kiến nghị chủ yếu hiện nay là:
Yêu cầu QTDND cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, giải trình những nội dung có dấu hiệu bất thường mà thông qua giám sát thanh tra, giám sát chi nhánh đã phát hiện;
Yêu cầu QTDND chấm dứt và có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm, hạn chế rủi ro trong hoạt động;
Kiến nghị tổ chức thanh tra để trực tiếp làm rõ những sai phạm đã phát hiện qua công tác giám sát.
2.4.2.2 Hoạt động Thanh tra tại chỗ
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai tiến hành thanh tra thường xuyên đối với 6 QTDND cơ sở, việc Thanh tra chủ yếu là Thanh tra định kỳ, trước nay chưa từng diễn ra thanh tra đột xuất đối với QTDND, bởi lí do QTDND cơ sở
trên địa bàn có quy mô nhỏ, hoạt động tại vùng nông nghiệp nông thôn nên ít rủi ro, không có sự việc bất thường lớn xảy ra.
Thanh tra, giám sát áp dụng quy trình thanh tra tại chỗ theo Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 Thông tư quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự tiến hành một cuộc thanh tra của Thanh tra Chính Phủ, quy trình được thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh Gia Lai áp dụng như sau:
Giai đoạn chuẩn bị thanh tra, gồm các bước: khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra, quyết định, ra quyết định thanh tra, xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
Tuy nhiên, tại thanh tra giám sát chi nhánh bước khảo sát nắm tình hình trước thanh tra chủ yếu dựa trên báo cáo giám sát, riêng các bước tiếp theo được thực hiện đầy đủ, có cuộc họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn thanh tra chung với việc phổ biến kế hoạch thanh tra cho các thành viên đoàn thanh tra.
Giai đoạn tiến hành thanh tra được các đoàn thanh tra thực hiện theo quy trình sau: họp công bố quyết định thanh tra với các QTDND, việc công bố này được lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra. Trong buổi họp công bố quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra thường thông báo với QTDND về nội dung thanh tra, tiến độ thanh tra của đoàn, thống nhất về điều kiện làm việc, giờ giấc thanh tra, đầu mối để thanh tra liên hệ chung; đoàn thanh tra tiếp nhận báo cáo, tài liệu đã yêu cầu cung cấp ở đề cương thanh tra, báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ (từng đoàn viên báo cáo cho trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra căn cứ tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ báo cáo tiến độ cho người ra quyết định thanh tra); ghi nhật ký thanh tra.
Giai đoạn kết thúc thanh tra: Giai đoạn này gồm các bước, thông báo kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra (các thành viên đoàn thanh tra báo cáo kết quả gửi trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào biên bản làm việc với đối tượng thanh tra, căn cứ báo cáo của các
thành viên để xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra), chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, công bố kết luận thanh tra, việc công bố kết luận với đối tượng thanh tra được lập thành biên