Trong hoạt động giám sát
Chưa có cơ chế, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ hay quy trình làm việc của cán bộ thanh tra giám sát được phân công theo dõi chuyên quản đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn, dẫn đến việc nắm bắt tình hình, thu thập thông tin từ QTDND để phân tích, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn. Công việc theo dõi, giám sát chuyên quản chỉ mang tính chất hình thức, không mang lại hiệu quả cao. Cán bộ chuyên quản quỹ tín dụng tại thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai không cố định, có thể làm công tác chuyên quản trong 2-3 năm sau đó lại chuyển cho cán bộ mới, nên sẽ có giai đoạn cán bộ mới tiếp quản sẽ chưa có kinh nghiệm trong việc đánh giá, phân tích số liệu, mối quan hệ nắm bắt thông tin của cán bộ mới còn ít nên một số thông tin ngoài số liệu sẽ bị bỏ sót.
Hoạt động giám sát của bộ phận chuyên quản chưa đạt yêu cầu về chất lượng. Việc thu thập thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các QTDND còn rất ít, thông tin không thực sự có chất lượng, nguồn thông tin nhiều khi không đáng tin cậy. Các đánh giá chưa phản ánh kịp thời và chính xác tình hình hoạt động của các QTDND nên còn rất ít đề xuất, kiến nghị, chưa có hiệu quả cao trong công tác quản lý, giám sát.
Giám sát từ xa chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp thanh tra, giám sát ngân hàng cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với QTDND.
Sản phẩm của hoạt động giám sát từ xa là báo cáo giám sát, tuy nhiên báo cáo giám sát chất lượng chưa cao, nội dung báo cáo còn đơn điệu, chủ yếu tập trung phân tích về nguồn vốn, diễn biến tài sản, tăng giảm nợ xấu, tình hình thu nhập chi phí, việc thực hiện một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của QTDND. Hệ thống các chỉ tiêu giám sát còn thiếu. Hiện nay, việc giám sát từ xa chỉ dừng lại ở việc
lượng khác lấy từ mẫu báo cáo của QTDND. Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động như khả năng thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu…số liệu tính toán không chính xác được, các thông tín dữ liệu đều phụ thuộc vào báo cáo của QTDND nên tính chính xác có thể chưa đảm bảo. Báo cáo giám sát chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tình trạng rủi ro của các QTDND, khả năng phát hiện sai phạm của công tác giám sát còn hạn chế, tính dự báo thấp, chưa phát huy được vai trò phát hiện, cảnh báo sớm đối với các QTDND. Do đó, giám sát từ xa chưa có tác dụng chỉ điểm cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
Việc giám sát chỉ được thực hiện đánh giá hàng tháng, không được cập nhật liên tục nên các thông tin đưa ra nhiều khi không thực sự có ý nghĩa.
Hoạt động thanh tra tại chỗ
Việc xây dựng kết luận thanh tra chưa cô đọng, nhiều vấn đề nêu sai phạm chung nhưng không quy rõ trách nhiệm cho cá nhân, tập thể, không xác định nguyên nhân sai phạm, không kết luận rõ ràng sai phạm của các cá nhân, tập thể có liên quan. Các kiến nghị thanh tra chưa chỉ ra những nội dung cần cảnh báo, khuyến nghị để hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.
Trong quá trình hoạt động của Đoàn Thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ của trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân hoặc kinh nghiệm điều hành của trưởng đoàn thanh tra. NHNN Việt Nam chưa ban hành sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đặc biệt là sổ tay thanh tra đối với QTDND, do đó nhiều đoàn thanh tra làm việc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, còn lãng phí về mặt thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc thanh tra.
Chưa chú trọng các bước trong khâu chuẩn bị thanh tra, nhiều bước làm mang tính chất thủ tục lưu hồ sơ, việc bố trí cán bộ tham gia thanh tra trong các đoàn thanh tra QTDND chưa được chú trọng, nhiều lúc còn chưa phù hợp với tình hình hoạt động của QTDND nên có ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra.
Trong quá trình thanh tra tại chỗ chưa phát hiện hết toàn bộ các sai phạm, chủ yếu là phát hiện các sai phạm mang tính phổ biến, lặp đi lặp lại, một số sai
phạm được cán bộ phát hiện bỏ qua do chưa thấy được hành vi nghiêm trọng của sai phạm đó. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm hành chính theo quy định nhưng thanh tra giám sát NHNN chi nhánh chưa từng tiến hành xử phạt bất cứ một trường hợp nào, nguyên nhân là do thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh còn ngại thủ tục xử phạt và hơn nữa còn e ngại với đối tượng thanh tra.
Các biên bản thanh tra còn thiếu đồng nhất, mỗi thành viên đoàn thanh tra viết mỗi kiểu khác nhau, báo cáo thanh tra của các thành viên đoàn thanh tra không nêu được các kiến nghị đối với những sai phạm của trường hợp mình xem xét, các thành viên không nêu rõ chính kiến cá nhân bằng các kiến nghị mà giao việc kiến nghị toàn bộ cho trưởng đoàn thanh tra.
Cán bộ thanh tra tại thanh tra giám sát NHNN chi nhánh không thường xuyên được đào tạo, học tập nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, ngoài lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản thì các lớp tập huấn học tập về kinh nghiệm thanh tra rất ít tổ chức, nếu có thì số lượng đăng kí hạn chế nên không đảm bảo toàn thể cán bộ thanh tra, giám sát chi nhánh đều được tiếp cận, vì vậy cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế thanh tra tại chỗ giữa trung ương và địa phương, giữa các chi nhánh với nhau còn rất hạn chế nên chất lượng thanh tra tại chỗ chưa được nâng cao.
2.4.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế
Hoạt động thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai còn tồn tại một số hạn chế là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Về cơ chế điều hành: Hiện nay thanh tra, giám sát chi nhánh chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc NHNN Việt Nam – chi nhánh tỉnh Gia Lai. Do đó, tính độc lập của thanh tra, giám sát chi nhánh không cao ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát.
Theo cơ chế điều hành như trên, Chánh thanh tra, giám sát chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, không trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự, không tham gia vào việc lựa chọn, bố trí cán bộ thanh tra, giám sát. Nên việc chuẩn
và thiếu đồng nhất. Không những thế, lãnh đạo thanh tra, giám sát cũng do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh đề nghị Thống đốc điều chuyển, nên nhiều lúc việc điều chuyển một cán bộ không từ thanh tra đi lên, không nắm rõ nghiệp vụ, quy trình làm việc của thanh tra thì việc lãnh đạo thanh tra, giám sát sẽ bị lệch lạc.
Hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay còn nhiều chồng chéo, chưa quy định đầy đủ rõ ràng, có nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, giám sát, đặc biệt trong hoạt động thanh tra tuân thủ pháp luật đối với hoạt động của các QTDND.
Trình độ năng lực của cán bộ QTDND còn yếu kém, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hệ thống công nghệ thông tin còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp hơn nhiều so với các Ngân hàng thương mại nên công tác quản lý đối với QTDND còn là trở ngại lớn đối với thanh tra, giám sát chi nhánh.
Hệ thống kế toán của QTDND còn nhiều bất cập, số liệu kế toán độ tin cậy chưa cao, việc gửi báo cáo của QTDND cho thanh tra, giám sát chi nhánh còn có nhiều thiếu sót, thiếu và chậm so với thời gian quy định.
Cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, đường truyền và chương trình chạy giám sát hiện nay đã quá lạc hậu, hạn chế về tốc độ, việc chia sẽ và cập nhật dữ liệu khó khăn, chương trình đã cũ nên không còn tương thích với các hệ điều hành mới sau này như Win XP, Win 7…
NHNN Việt Nam chưa có văn bản, tài liệu chính thức hướng dẫn phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, Chưa có văn bản tài liệu hướng dẫn riêng cho việc thanh tra QTDND.
Điều kiện vật chất chưa thu hút được cán bộ thanh tra, giám sát chuyên tâm với nghề, một số cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên môn bài bản, có năng lực đã chuyển sang làm việc tại các Ngân hàng thương mại, một số cán bộ khác đầu tư, làm thêm hoặc phụ giúp gia đình trong việc phát triển kinh tế nên chưa dồn hết tâm huyết, năng lực cho hoạt động thanh tra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã khái quát được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai, khái quát được tình hình hoạt động chung của 6 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, trong chương này, tác giả đã nghiên cứu, phản ánh và đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai đối với 6 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở giai đoạn 2011 -2015, cụ thể:
Đánh giá thực trạng, việc thực hiện quy trình thanh tra, nội dung hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai, chỉ ra những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế cũng như các nguyên nhân hạn chế.
Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Gia Lai thấy rằng: Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Gia Lai về cơ bản đã thực hiện đúng quy trình, hoạt động thanh tra, giám sát đã phát hiện ra nhiều lỗi sai phạm của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, giúp các Quỹ tín dụng nhân dân khắc phục, hạn chế xảy ra rủi ro.
Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, giám sát tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, qua phân tích những nguyên nhân tồn tại hạn chế đó làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị khắc phục trong chương 3.
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA GIÁM SÁT CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
3.1 ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2020
3.1.1 Định hƣớng chung
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, tại Hội nghị tổng kết Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, định hướng phát triển TCTD là HTX đến năm 2020: “Phát triển hệ thống TCTD là HTX bao gồm NHHTX và các QTDND trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm khuyến khích tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tiết kiệm của các thành viên để hỗ trợ các nhu cầu về vốn cho SXKD, cải thiện đời sống của các thành viên, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp – nông thôn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững; Đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTT, trong đó nồng cốt là các HTX theo chủ trương của Đảng và Nhà nước” [16 -Tr.27].
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có đặt ra tiêu chí “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn”, theo đó yêu cầu xã được công nhận “nông thôn mới” phải có HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả. Do vậy, việc xây dựng, phát triển QTDND cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nền tảng kinh tế vững mạnh của Việt Nam cũng như trong việc xây dựng nông thôn mới.
3.1.2 Định hƣớng cụ thể
Để góp phần thực hiện phát triển KTTT theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khoá IX, trong quá trình tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế HTX giai đoạn 2010-2020 của địa phương, định hướng cụ thể về phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn như sau:
Một là, đẩy mạnh việc tái cơ cấu các QTDND nhằm nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động các Quỹ hiện có gắn với mở rộng dần các hoạt động nghiệp vụ NH khác và triển khai thực hiện các quy định mới về tổ chức hoạt động QTDND.
Hai là, tiếp tục thành lập mới các QTDND ở những nơi đủ điều kiện, trong đó trọng tâm là phát triển mới ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời phát triển mới QTDND ngành nghề để thúc đẩy kinh tế HTX ở khu vực đô thị.
Ba là, bảo đảm QTDND tuân thủ đúng theo quy định của Luật Các TCTD, Luật HTX và các văn bản hướng dẫn; tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng, vì mục tiêu chủ yếu tương trợ giữa các thành viên của QTDND.
3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI
3.2.1 Định hƣớng phát triển hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Định hướng phát triển hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai, định hướng đến năm 2020 (Theo đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, định hướng đến năm 2020, ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính Phủ).
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc của Ủy ban Basel, góp phần xây dựng thanh tra, giám sát Ngân hàng trở thành hệ thống thống nhất.
Đổi mới phương thức quản lý, điều hành trong nội bộ Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng đủ về số lượng và năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.
Đổi mới mạnh mẽ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra giám sát ngân hàng trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro, yếu kém, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai rộng rãi phương pháp thanh tra, giám sát rủi ro. Nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của TCTD và tạo điều kiện cho người dân, các bên có lợi ích liên quan giám sát các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các QTDND theo Đề án được Thủ tướng phê duyệt.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp nhận, xác minh và xử lý dứt điểm các đơn thư tồn đọng, kéo dài. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức cán bộ ngân hàng về khiếu nại tố cáo, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật về khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành ngân hàng.