Hiện nay, việc khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra của các TCTD nói chung và của 6 QTDND nói riêng, được Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh giao trực tiếp cho các đoàn thanh tra.
Thanh tra, giám sát chi nhánh thực hiện theo quy định theo dõi, đôn đốc theo quy định tại Thông tư 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính Phủ.
Quy trình này gồm 03 giai đoạn: theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
Sau khi có Kết luận thanh tra, trong thời hạn quy định chỉnh sửa, thanh tra giám sát theo dõi, hết giai đoạn theo dõi nếu QTDND chưa khắc phục xong các tồn tại, sai phạm được nêu trong kết luận thanh tra, thanh tra giám sát chi nhánh sẽ chuyển sang giai đoạn đôn đốc. Sau 25 ngày từ khi có quyết định đôn đốc, QTDND nếu chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị, thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh sẽ chuyển sang giai đoạn kiểm tra lại QTDND để đánh giá kết quả khắc phục chỉnh sửa, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo, nhân viên QTDND trong việc chưa hoàn thành các kiến nghị thanh tra, từ đó đề ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Đối với 6 QTDND cơ sở trên địa bàn thì việc khắc phục sửa sai được thực hiện một cách nghiêm túc, hầu hết các quỹ đều có báo cáo khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra trong vòng 30 ngày sau khi có kết luận thanh tra, báo cáo chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra nêu rõ những nội dụng đã sửa theo kiến nghị của đoàn thanh tra, có phôtô chứng từ sửa sai kèm theo báo cáo.
2.4.3 Những mặt đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động thanh tra, giám sát các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai
2.4.3.1. Những mặt đạt đƣợc Hoạt động giám sát
Trong bối cảnh cơ chế quản lý của ngành ngân hàng chưa hoàn chỉnh, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng như nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế chưa hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ đang trong giai đoạn tiếp cận để hội nhập. Mặc dù vậy, công tác thanh tra, giám sát đến nay đã có nhiều tiến bộ và ngày càng được chú trọng, là một bộ phận không thể thiếu của thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thực hiện quy chế giám sát từ xa, căn cứ vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu thống kê, các loại báo cáo do các QTDND gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê, thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Gia Lai đã xử lý số liệu, tổng hợp phân tích tình hình giúp Ban lãnh đạo NHNN chi nhánh và lãnh đạo thanh tra, giám sát chi nhánh nắm được tình hình hoạt động cũng như sự tăng trưởng của các QTDND, từ đó có sự chỉ đạo, điều hành phù hợp và ra những quyết định quản lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các QTDND hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Hoạt động giám sát trong thời gian qua cung cấp nhiều thông tin về tình hình của các QTDND cho các đoàn thanh tra tại chỗ, trước khi tiến hành thanh tra đối với QTDND, giúp cho các đoàn thanh tra có được thông tin nhanh, kịp thời, đáng tin cậy về tình hình hoạt động của QTDND được thanh tra. Hoạt động giám sát từ xa đối với các QTDND được coi là kho thông tin hữu ích về tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn.
Thông qua hoạt động giám sát từ xa đã phát hiện được một số diễn biến bất thường, một số các vi phạm về việc chấp hành các quy định trong hoạt động của các QTDND từ đó có những kiến nghị, cảnh báo đề xuất xử lý đối với các QTDND nhằm đảm bảo các QTDND hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật và an toàn, hiệu quả.
Hoạt động thanh tra tại chỗ
Trong những năm qua, hoạt động thanh tra tại chỗ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai đối với 6 QTDND trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trung bình Thanh tra, giám sát sẽ tiến hành thanh tra mỗi quỹ tín dụng 2 năm 1 lần.
Qua hoạt động thanh tra tại chỗ, thanh tra, giám sát chi nhánh đã kịp thời phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động của 6 QTDND, tuy không có những sai phạm nổi cộm nhưng đã kịp thời cảnh báo, kiến nghị biện pháp khắc phục sửa chữa, hướng dẫn các QTDND làm đúng, tuân thủ theo quy định của pháp luật, giúp các QTDND cơ sở hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, hạn chế rủi ro, an toàn hiệu quả.
Việc thanh tra định kỳ, thường xuyên đã góp phần không nhỏ vào việc giữ ổn định và an toàn trong hoạt động đối với hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn, góp phần giữ ổn định và từng bước phát triển hệ thống QTDND trong cả nước. Hoạt động thanh tra tại chỗ giúp cán bộ của QTDND có thêm nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ, thông qua việc trao đổi với đoàn thanh tra trước những vụ việc thực tế, rút kinh nghiệm để tránh xảy ra những tồn tại, sai phạm tương tự, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn.
Chất lượng các cuộc thanh tra ngày càng cao so với trước đây, kết luận thanh tra thể hiện được chi tiết đầy đủ những sai phạm của các QTDND, quy trình thanh tra được thực hiện bài bản theo đúng quy định của pháp luật, hoạt động của QTDND luôn được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo NHNN Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai. Các quy định về trách nhiệm của đoàn thanh tra, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra được quy định cụ thể, rõ
Hoạt động thanh tra tại chỗ đối với 6 QTDND cơ sở trên địa bàn trong thời gian qua là công cụ quan trọng giúp NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai có những đánh giá chuẩn xác về tình hình hoạt động của các QTDND, từ đó tham mưu, đề xuất những cơ chế, chính sách quản lý thích hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý, đảm bảo an toàn, duy trì sự ổn định của hệ thống QTDND.
Về công tác sửa sai sau thanh tra
Hiện nay, Thanh tra giám sát chi nhánh đã quan tâm, thực hiện việc đôn đốc, theo dõi khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra một cách nghiêm túc, có nhiều biện pháp đôn đốc nâng cao kết quả thức hiện kết luận thanh tra, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Đã áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy các đối tượng trong việc thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra như; thường xuyên gọi điện thoại nhắc nhở các QTDND báo cáo kịp thời, những QTDND sửa chưa đạt yêu cầu, thanh tra, giám sát chi nhánh mời lên trực tiếp hướng dẫn chi tiết từng nội dung kiến nghị chỉnh sửa, những QTDND chỉnh sửa nhưng không gửi hoặc gửi thiếu chứng từ chứng minh việc chỉnh sửa, thanh tra, giám sát chi nhánh nhắc nhở các QTDND gửi bổ sung.
Các QTDND trên địa bàn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉnh sửa sau thanh tra, nghiêm túc thực hiện và có nhiều biện pháp tích cực để chỉnh sửa, khắc phục những tồn tại theo đúng nội dung và thời hạn đã nêu trong kết luận thanh tra.
Tóm lại, trong thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát là công cụ đắc lực giúp NHNN Việt Nam – chi nhánh tỉnh Gia Lai quản lý hiệu quả đối với các QTDND trên địa bàn. Cung cấp những thông tin quan trọng, đánh giá chính xác và có những kiến nghị phù hợp trong việc thực hiện các quyết định quản lý đối với các QTDND được hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đã phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm trong hoạt động của các QTDND từ đó có những kiến nghị, biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời giúp các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai đã từng bước đổi mới, hoạt động bài bản, đúng và đầy
đủ quy trình theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh Gia Lai
2.4.3.2 Những tồn tại, hạn chế Trong hoạt động giám sát Trong hoạt động giám sát
Chưa có cơ chế, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ hay quy trình làm việc của cán bộ thanh tra giám sát được phân công theo dõi chuyên quản đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn, dẫn đến việc nắm bắt tình hình, thu thập thông tin từ QTDND để phân tích, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn. Công việc theo dõi, giám sát chuyên quản chỉ mang tính chất hình thức, không mang lại hiệu quả cao. Cán bộ chuyên quản quỹ tín dụng tại thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai không cố định, có thể làm công tác chuyên quản trong 2-3 năm sau đó lại chuyển cho cán bộ mới, nên sẽ có giai đoạn cán bộ mới tiếp quản sẽ chưa có kinh nghiệm trong việc đánh giá, phân tích số liệu, mối quan hệ nắm bắt thông tin của cán bộ mới còn ít nên một số thông tin ngoài số liệu sẽ bị bỏ sót.
Hoạt động giám sát của bộ phận chuyên quản chưa đạt yêu cầu về chất lượng. Việc thu thập thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các QTDND còn rất ít, thông tin không thực sự có chất lượng, nguồn thông tin nhiều khi không đáng tin cậy. Các đánh giá chưa phản ánh kịp thời và chính xác tình hình hoạt động của các QTDND nên còn rất ít đề xuất, kiến nghị, chưa có hiệu quả cao trong công tác quản lý, giám sát.
Giám sát từ xa chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp thanh tra, giám sát ngân hàng cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với QTDND.
Sản phẩm của hoạt động giám sát từ xa là báo cáo giám sát, tuy nhiên báo cáo giám sát chất lượng chưa cao, nội dung báo cáo còn đơn điệu, chủ yếu tập trung phân tích về nguồn vốn, diễn biến tài sản, tăng giảm nợ xấu, tình hình thu nhập chi phí, việc thực hiện một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của QTDND. Hệ thống các chỉ tiêu giám sát còn thiếu. Hiện nay, việc giám sát từ xa chỉ dừng lại ở việc
lượng khác lấy từ mẫu báo cáo của QTDND. Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động như khả năng thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu…số liệu tính toán không chính xác được, các thông tín dữ liệu đều phụ thuộc vào báo cáo của QTDND nên tính chính xác có thể chưa đảm bảo. Báo cáo giám sát chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tình trạng rủi ro của các QTDND, khả năng phát hiện sai phạm của công tác giám sát còn hạn chế, tính dự báo thấp, chưa phát huy được vai trò phát hiện, cảnh báo sớm đối với các QTDND. Do đó, giám sát từ xa chưa có tác dụng chỉ điểm cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
Việc giám sát chỉ được thực hiện đánh giá hàng tháng, không được cập nhật liên tục nên các thông tin đưa ra nhiều khi không thực sự có ý nghĩa.
Hoạt động thanh tra tại chỗ
Việc xây dựng kết luận thanh tra chưa cô đọng, nhiều vấn đề nêu sai phạm chung nhưng không quy rõ trách nhiệm cho cá nhân, tập thể, không xác định nguyên nhân sai phạm, không kết luận rõ ràng sai phạm của các cá nhân, tập thể có liên quan. Các kiến nghị thanh tra chưa chỉ ra những nội dung cần cảnh báo, khuyến nghị để hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.
Trong quá trình hoạt động của Đoàn Thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ của trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân hoặc kinh nghiệm điều hành của trưởng đoàn thanh tra. NHNN Việt Nam chưa ban hành sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đặc biệt là sổ tay thanh tra đối với QTDND, do đó nhiều đoàn thanh tra làm việc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, còn lãng phí về mặt thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc thanh tra.
Chưa chú trọng các bước trong khâu chuẩn bị thanh tra, nhiều bước làm mang tính chất thủ tục lưu hồ sơ, việc bố trí cán bộ tham gia thanh tra trong các đoàn thanh tra QTDND chưa được chú trọng, nhiều lúc còn chưa phù hợp với tình hình hoạt động của QTDND nên có ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra.
Trong quá trình thanh tra tại chỗ chưa phát hiện hết toàn bộ các sai phạm, chủ yếu là phát hiện các sai phạm mang tính phổ biến, lặp đi lặp lại, một số sai
phạm được cán bộ phát hiện bỏ qua do chưa thấy được hành vi nghiêm trọng của sai phạm đó. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm hành chính theo quy định nhưng thanh tra giám sát NHNN chi nhánh chưa từng tiến hành xử phạt bất cứ một trường hợp nào, nguyên nhân là do thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh còn ngại thủ tục xử phạt và hơn nữa còn e ngại với đối tượng thanh tra.
Các biên bản thanh tra còn thiếu đồng nhất, mỗi thành viên đoàn thanh tra viết mỗi kiểu khác nhau, báo cáo thanh tra của các thành viên đoàn thanh tra không nêu được các kiến nghị đối với những sai phạm của trường hợp mình xem xét, các thành viên không nêu rõ chính kiến cá nhân bằng các kiến nghị mà giao việc kiến nghị toàn bộ cho trưởng đoàn thanh tra.
Cán bộ thanh tra tại thanh tra giám sát NHNN chi nhánh không thường xuyên được đào tạo, học tập nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, ngoài lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản thì các lớp tập huấn học tập về kinh nghiệm thanh tra rất ít tổ chức, nếu có thì số lượng đăng kí hạn chế nên không đảm bảo toàn thể cán bộ thanh tra, giám sát chi nhánh đều được tiếp cận, vì vậy cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế thanh tra tại chỗ giữa trung ương và địa phương, giữa các chi nhánh với nhau còn rất hạn chế nên chất lượng thanh tra tại chỗ chưa được nâng cao.
2.4.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế
Hoạt động thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai còn tồn tại một số hạn chế là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Về cơ chế điều hành: Hiện nay thanh tra, giám sát chi nhánh chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc NHNN Việt Nam – chi nhánh tỉnh Gia Lai. Do đó, tính độc lập của thanh tra, giám sát chi nhánh không cao ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát.
Theo cơ chế điều hành như trên, Chánh thanh tra, giám sát chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, không trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự, không tham gia vào việc lựa chọn, bố trí cán bộ thanh tra, giám sát. Nên việc chuẩn
và thiếu đồng nhất. Không những thế, lãnh đạo thanh tra, giám sát cũng do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh đề nghị Thống đốc điều chuyển, nên nhiều lúc việc điều chuyển một cán bộ không từ thanh tra đi lên, không nắm rõ nghiệp vụ, quy trình làm việc của thanh tra thì việc lãnh đạo thanh tra, giám sát sẽ bị lệch lạc.
Hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay còn nhiều chồng chéo, chưa quy định đầy đủ rõ ràng, có nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, giám sát, đặc biệt trong hoạt động thanh tra tuân thủ pháp luật đối với hoạt động của các QTDND.
Trình độ năng lực của cán bộ QTDND còn yếu kém, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hệ thống công nghệ thông tin còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp hơn nhiều