THỰC TRẠNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh gia lai (Trang 53)

VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

2.4.1 Việc xây dựng, thực hiện chƣơng trình thanh tra, giám sát

Theo quy định tại Thông tư 03/2015/TT-NHNN ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP (trước đây là Thông tư 04/2000/TT-NHNN ngày 28/3/2000 hướng dẫn Nghị định 91/1999/NĐ-CP), phân công trách nhiệm giám sát và thanh tra hoạt động đối với

tra NHNN chịu trách nhiệm thanh tra đối với Trụ sở chính, các sở giao dịch và các đơn vị hạch toán độc lập của TCTD nhà nước; Thanh tra chi nhánh NHNN chịu trách nhiệm đối với các chi nhánh của các TCTD và QTDND trên địa bàn quản lý. Theo đó, thời gian qua Thanh tra NHNN và Thanh tra Chi nhánh NHNN đã xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm đúng theo sự phân công trách nhiệm nói trên.

Hàng năm, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch thanh tra cụ thể gửi thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, căn cứ vào chương trình kế hoạch thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai xây dựng nội dung, kế hoạch thanh tra các TCTD trên địa bàn tỉnh cho phù hợp, sau đó bám sát kế hoạch để tiến hành thanh tra tại chỗ. Ngoài ra, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai còn tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với TCTD khi có chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh hoặc đối với TCTD mà khi thông qua giám sát từ xa, Thanh tra, giám sát nhận thấy đơn vị có dấu hiệu bất thường, nổi cộm. Mỗi năm, Thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh Gia Lai tiến hành thanh tra tại chỗ đối với khoảng từ 10 -15 đơn vị, trong đó QTDND từ 3-6 đơn vị, còn lại là các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn (Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn từ 3-5 chi nhánh). Qua số liệu thực tế so với kế hoạch các năm thì Thanh tra giám sát luôn đạt và vượt kế hoạch thanh tra (vượt do tiến hành thanh tra đột xuất ngoài kế hoạch).

Từ năm 2011 – 2015, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tiến hành thanh tra được 58 cuộc, trong đó thanh tra các Ngân hàng được 38 cuộc và Thanh tra QTDND được 18 cuộc, và 02 cuộc kiểm tra ngoại tệ tại DNTN, trong đó năm 2011 xây dựng kế hoạch 12 đơn vị, thực hiện thanh tra 14 đơn vị, vượt kế hoạch 02 đơn vị, năm 2012 xây dựng kế hoạch 14 đơn vị, thực hiện thanh tra 14 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2013 xây dựng kế hoạch 9 đơn vị, thực hiện thanh tra 9 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2014 xây dựng kế hoạch thanh tra 9 đơn vị, thực hiện thanh tra 9 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2015 xây dựng kế hoạch thanh tra 10 đơn vị, thực hiện thanh tra 10 đơn vị, vượt kế hoạch 2

đơn vị. (Nguồn: Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Gia Lai. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của các năm 2011-2015)

Cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra như hiện nay có ưu điểm: Căn cứ kế hoạch thanh tra của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thì thanh tra giám sát chi nhánh chủ động trong việc xây dựng chương trình kế hoạch của chi nhánh để tránh bị trùng lắp nếu đơn vị đó đã được Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đưa vào thanh tra pháp nhân toàn bộ hệ thống, tuy nhiên nếu cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ tiến hành thanh tra đối với hội sở mà kế hoạch của thanh tra, giám sát chi nhánh các tỉnh không cùng tiến hành thanh tra các chi nhánh ngân hàng đó trên địa bàn thì sẽ dẫn đến việc tách rời trong hoạt động thanh tra, không thống kê được tập trung sai phạm của cả đơn vị ngân hàng đó trong cùng thời điểm.

2.4.2 Nội dung thanh tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 2.4.2.1 Hoạt động giám sát các QTDND trên địa bàn 2.4.2.1 Hoạt động giám sát các QTDND trên địa bàn

Hiện nay, theo bảng phân công nhiệm vụ tại Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai thì 01 Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi, giám sát hoạt động của 6 QTDND, cùng với đ/c Phó Chánh Thanh tra là 02 cán bộ làm công tác chuyên quản QTDND, cụ thể: 01 cán bộ phụ trách việc theo dõi chương trình giám sát từ xa, định kỳ 10 ngày, hàng tháng, hàng quý tiếp nhận, thu thập số liệu của 6 QTDND thông qua chương trình, số liệu thu thập bao gồm bảng cân đối, báo cáo các chỉ tiêu thống kê, các mẫu biểu theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-NHNN Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi thu thập thông tin tiến hành kiểm tra thông tin, xử lý, phân tích gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước. Làm báo cáo phân tích tổng hợp tình hình (trước ngày 10 hàng tháng) gửi lãnh đạo thanh tra, giám sát chi nhánh cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để có cơ sở theo dõi hoạt động của 6 QTDND. 01 cán bộ còn lại thường xuyên nắm bắt thông tin từ 6 QTDND thông qua làm việc trực tiếp, thường xuyên trực tiếp xuống đơn vị cơ sở làm việc để nắm bắt tình hình, thu thập thông tin, nắm

bắt tình hình thay đổi nhân sự hoặc có những biến động trong hoạt động của 6 QTDND, xem xét báo cáo kiểm soát định kỳ của 6 QTDND cơ sở, giải quyết thắc mắc thường nhật, hỗ trợ nghiệp vụ cho 6 QTDND hoạt động, đảm bảo cung cấp thông tin hoạt động của 6 QTDND báo cáo lãnh đạo thanh tra, giám sát chi nhánh cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kịp thời.

Công tác giám sát từ xa tại chi nhánh thường phát hiện được một số nội dung sai phạm, hoặc một số diễn biến bất thường như sau:

- Nguồn vốn huy động của QTDND giảm mạnh - Dư nợ diễn biến tăng hoặc giảm bất thường - Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến

- Kết quả kinh doanh của QTDND thua lỗ - Quỹ vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

- Vi phạm giới hạn tín dụng đối với 1 khách hàng

Kết quả của công tác giám sát từ xa là báo cáo giám sát từ xa. Báo cáo giám sát từ xa phải nêu các kiến nghị biện pháp xử lý nếu thấy có dấu hiệu bất thường và vi phạm của các QTDND. Biện pháp kiến nghị chủ yếu hiện nay là:

Yêu cầu QTDND cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, giải trình những nội dung có dấu hiệu bất thường mà thông qua giám sát thanh tra, giám sát chi nhánh đã phát hiện;

Yêu cầu QTDND chấm dứt và có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm, hạn chế rủi ro trong hoạt động;

Kiến nghị tổ chức thanh tra để trực tiếp làm rõ những sai phạm đã phát hiện qua công tác giám sát.

2.4.2.2 Hoạt động Thanh tra tại chỗ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai tiến hành thanh tra thường xuyên đối với 6 QTDND cơ sở, việc Thanh tra chủ yếu là Thanh tra định kỳ, trước nay chưa từng diễn ra thanh tra đột xuất đối với QTDND, bởi lí do QTDND cơ sở

trên địa bàn có quy mô nhỏ, hoạt động tại vùng nông nghiệp nông thôn nên ít rủi ro, không có sự việc bất thường lớn xảy ra.

Thanh tra, giám sát áp dụng quy trình thanh tra tại chỗ theo Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 Thông tư quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự tiến hành một cuộc thanh tra của Thanh tra Chính Phủ, quy trình được thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh Gia Lai áp dụng như sau:

Giai đoạn chuẩn bị thanh tra, gồm các bước: khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra, quyết định, ra quyết định thanh tra, xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Tuy nhiên, tại thanh tra giám sát chi nhánh bước khảo sát nắm tình hình trước thanh tra chủ yếu dựa trên báo cáo giám sát, riêng các bước tiếp theo được thực hiện đầy đủ, có cuộc họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn thanh tra chung với việc phổ biến kế hoạch thanh tra cho các thành viên đoàn thanh tra.

Giai đoạn tiến hành thanh tra được các đoàn thanh tra thực hiện theo quy trình sau: họp công bố quyết định thanh tra với các QTDND, việc công bố này được lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra. Trong buổi họp công bố quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra thường thông báo với QTDND về nội dung thanh tra, tiến độ thanh tra của đoàn, thống nhất về điều kiện làm việc, giờ giấc thanh tra, đầu mối để thanh tra liên hệ chung; đoàn thanh tra tiếp nhận báo cáo, tài liệu đã yêu cầu cung cấp ở đề cương thanh tra, báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ (từng đoàn viên báo cáo cho trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra căn cứ tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ báo cáo tiến độ cho người ra quyết định thanh tra); ghi nhật ký thanh tra.

Giai đoạn kết thúc thanh tra: Giai đoạn này gồm các bước, thông báo kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra (các thành viên đoàn thanh tra báo cáo kết quả gửi trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào biên bản làm việc với đối tượng thanh tra, căn cứ báo cáo của các

thành viên để xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra), chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, công bố kết luận thanh tra, việc công bố kết luận với đối tượng thanh tra được lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra; Họp rút kinh nghiệm giữa các thành viên đoàn thanh tra, lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho bộ phận lưu trữ của Thanh tra, giám sát chi nhánh (thời hạn trong 30 ngày kể từ khi công bố kết luận thanh tra).

Nội dung thanh tra tại chỗ đối với 6 QTDND cơ sở tại Gia Lai: Thanh tra hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, thanh tra tài sản nợ, tài sản có, thanh tra công tác kế toán, tài chính và quản lý an toàn kho quỹ, thanh tra về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình thanh tra tại chỗ đối với 6 QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh, Thanh tra, giám sát chi nhánh đã phát hiện một số tồn tại như sau: Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN Thông tư quy định về QTDND của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; HĐQT, BKS, BĐH thực hiện chưa đúng hoặc chưa đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo quy định, vi phạm về việc tăng giảm vốn điều lệ, có sai phạm trong hoạt động huy động vốn (tặng quà khuyến mại cho khách hàng); phân lọai nợ, trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng quy định; chấp hành chưa đầy đủ quy chế cho vay, chấp hành chưa đúng các quy định cho vay đối với các đối tượng ưu tiên; công tác kế toán, quản lý tài chính còn nhiều sai sót…cụ thể:

+ Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát chưa đủ tiêu chuẩn quy

định:

Qua kết quả thanh tra các năm, từ 2011- 2015, một số Quỹ tín dụng tại thời điểm Thanh tra, HĐQT, BĐH, BKS chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 20, Điều 24 theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thành viên HĐQT phải có văn bằng đại học hoặc trung cấp một trong các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật...BKS phải có bằng trung cấp trở lên một trong các ngành kinh tế, tài

chính, ngân hàng, có văn bằng chứng chỉ chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân) đến nay các QTDND cơ sở trên địa bàn cơ bản đã khắc phục đầy đủ, chỉ còn QTDND IaKha hiện nay kiểm soát viên chuyên trách chưa qua lớp đào tạo QTDND, nguyên nhân do thời gian qua chưa sắp xếp được công việc chung của QTDND và việc riêng để tham gia, hiện nay đã đăng kí và sẽ tiến hành đi đào tạo nghiệp vụ trong thời gian sớm nhất.

+ Ban kiểm soát, Ban điều hành thực hiện chưa đúng hoặc chưa đầy đủ chức

năng nhiệm vụ theo quy định:

Đây là một trong những sai phạm phổ biến tại 6 QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Nội dung chủ yếu của sai phạm này là Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT chưa thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng chức năng quy định của NHNN Việt Nam (quy định tại Điều 18, Điều 21 và Điều 22 của Thông tư 04/2015/TT-NHNN) và quy định tại Điều lệ của QTDND; chưa ban hành hoặc ban hành chưa đầy đủ quy chế, quy trình làm cơ sở thực hiện các nghiệp vụ của QTDND, chưa sửa đổi quy chế, quy trình cho phù hợp với các văn bản pháp luật được sửa đổi, hoặc chưa sửa đổi để phù hợp với thực tế hoạt động, dẫn đến việc quy chế có nội dung sai với các văn bản pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn hoạt động của QTDND cơ sở.

Ban kiểm soát chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của NHNN Việt Nam, chưa ban hành, hoặc ban hành thiếu chương trình kiểm soát đối với QTDND, ban kiểm soát chưa duy trì đầy đủ việc họp theo định kỳ, việc kiểm tra của ban kiểm soát còn chung chung, Ban kiểm soát còn lệ thuộc nhiều vào ban điều hành, chưa thể hiện được tính độc lập trong công tác kiểm tra, chưa chủ động xây dựng chương trình kiểm tra.

+ Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro chưa đúng quy định, do

các quỹ tín dụng chưa nghiêm túc, đặc biệt do sự theo dõi đôn đốc chưa chặt chẽ của cán bộ tín dụng nên xảy ra tình trạng nợ quá hạn, do không theo dõi sát sao nên cán bộ tín dụng còn bỏ sót việc chuyển nhóm nợ, chưa thực hiện nghiêm túc việc chấp hành việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Chấp hành chưa đúng, chưa đầy đủ quy chế cho vay: 6/6 QTDND cơ sở

trên địa bàn chấp hành chưa đúng, chưa đầy đủ quy chế cho vay, năm 2011 là 6/6 QTD được thanh tra vi phạm, 2012 6/6 QTD được thanh tra vi phạm, năm 2014 3/3 QTD được thanh tra vi phạm, năm 2015 3/3 QTD được thanh tra vi phạm.

Nội dung sai phạm là: Chất lượng thẩm định trước khi cho vay tại hầu hết các QTDND còn thấp, thẩm định sơ sài, không phân tích nguồn trả nợ của khách hàng, chưa nêu rõ phương án, dự án của khách hàng vay vốn, tài sản đảm bảo tiền vay còn một số chưa thực hiện đúng quy định, hợp đồng thế chấp tài sản chưa được đăng kí giao dịch bảo đảm, cho vay vượt mức tài sản đảm bảo theo quy chế cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh gia lai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)