Áp dụng chuẩn mực quốc tế vào hoạt động quản trị rủi ro vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 87 - 101)

Với sự hội nhập kinh tế và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài cũng như cơ hội để các ngân hàng Việt Nam có hoạt động kinh doanh và hiện diện ở nước ngoài thì việc áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế là rất cần thiết.

Tuy nhiên, không nên coi Basel II, Basel III như là những biểu tượng chất lượng đảm bảo an toàn. Basel I được tạo ra những năm 90 của thế kỷ trước để đối phó với tác động của sự sụp đổ TTCK. Sau đó là Basel II nhưng vẫn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và giờ đây là Basel III.

Vấn đề là sắp tới sẽ là gì? Các nhà quản trị cần quan sát, theo dõi đâu là tập quán

tốt để áp dụng trên thị trường trong nước. "Việt Nam sẽ còn đi xa hơn, chứ không

phải là câu hỏi: liệu năm 2015, Việt Nam thực hiện Basel III không? Quan trọng là ngân hàng tốt nhất, chứ không phải là ngân hàng tuân thủ tốt nhất", Ông Philippe Carrel – Phó chủ tịch điều hành, quản lý rủi ro của Thomson Reuters.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý RRVH đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ phía Ngân hàng nhà nước và từ chính bản thân ngân hàng. Để thực hiện những khuyến nghị nêu trong chương 3 chắc chắn các ngân hàng sẽ phải bỏ ra một nguồn lực không nhỏ để có được hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh. Điều này có thể làm các ngân hàng hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng những lợi ích mà nó mang lại vượt xa các chi phí phải bỏ ra: sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường và người dân.

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới quyết liệt hơn với nhiều định chế tài chính quốc tế lớn ngay trên thị trường nội địa truyền thống của mình. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, Eximbank đã phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, một mặt không ngừng gia tăng các dịch vụ và mặt khác nâng cao năng lực quản trị trong đó năng lực quản trị rủi ro.

Trong thời gian qua, Eximbank đã quan tâm và tập trung thực hiện quản trị một số rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường,… nên đến nay đã xây dựng được một nền tảng khá tốt cả về kiến thức và nguồn lực để quản trị các loại rủi ro này. Song đối với rủi ro vận hành thì hầu như chỉ mới bắt đầu, trong khi đó, rủi ro vận hành là loại rủi ro liên quan tới nhiều yếu tố như: con người, hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ và cả các sự kiện bên ngoài. Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên biến đổi, do đó hoạt động quản trị rủi ro vận hành của ngân hàng là rất bức thiết.

Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Theo đó, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý - kinh doanh là xu thế tất yếu. Trong bối cảnh quá trình hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang diễn ra ngày càng sâu rộng, mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng được đánh giá là khá cao, khó lường trước các hậu quả xảy ra trong giai đoạn hiện nay thì việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng càng trở nên có ý nghĩa hơn.

- Về mặt lý luận, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về rủi ro vận hành; nguyên nhân phát sinh, ảnh hưởng và các dấu hiệu cảnh báo RRVH; các phương pháp đo lường; các biện pháp quản lý RRVH. Ngoài ra, khóa luận còn giới thiệu các chuẩn mực quốc tế hiện hành về RRVH để các ngân hàng thương mại có thể tham khảo, ứng dụng vào hoạt động quản lý rủi ro vận hành.

- Về mặt thực tiễn, tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản lý RRVH tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam trên cơ sở các tài liệu thu thập được và đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý RRVH của Eximbank. Kết hợp phần lý thuyết và thực tiễn để đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể để đảm bảo hoạt động quản lý RRVH của Eximbank đạt hiệu quả, giúp ngân hàng đối phó với những thách thức, nắm bắt được những cơ hội vượt qua giai đoạn suy thoái và phát triển bền vững về sau, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Tiếng Việt

1. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng thương mại,NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội, Tp. Hồ

Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), Các nguyên tắc cơ bản giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

6. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên (2009), “Quản trị rủi ro hoạt động – Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 20 (7462), 10/2009.

8. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Chính phủ, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về “Phòng, chống rửa tiền”.

10. NHNN, Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”.

11. NHNN, Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”.

12. NHNN, Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”.

14. NHNN, Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 về “Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền”.

15. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012.

Các website

16. www.bis.org/bcbs 

17. www.eximbank.com.vn 18. www.sbv.org.vn

PHỤ LỤC 1: 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel

Nguyên tc 1 – Mc đích, tính độc lp, quyn hn, tính minh bch và s hp

tác:Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định trách nhiệm rõ ràng và mục đích của mỗi đơn vị có thẩm quyền giám sát ngân hàng. Mỗi đơn vị phải có sự hoạt động độc lập, các quy trình minh bạch, có lực lượng nhân sự đầy đủ và

được quản lý phù hợp, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhiệm vụ được giao. Một khuôn khổ pháp lý phù hợp đối với việc giám sát hệ thống ngân hàng cũng rất cần thiết, bao gồm cả các điều liên quan đến cấp phép thành lập mới các ngân hàng và việc giám sát liên tục hoạt động của hệ thống ngân hàng; quyền hạn kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống ngân hàng cũng như kiểm tra khi có nghi vấn về tính an toàn và bền vững của hệ thống. Các quy định về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quy định về bảo mật các thông tin cũng cần phải được quy định rõ ràng.

Nguyên tc 2 – Các hot động được phép: Các hoạt động được phép của các

tổ chức được cấp phép và chịu sự giám sát dưới tên gọi ngân hàng phải được quy

định rõ ràng và việc sử dụng cụm từ “ngân hàng” ở tên gọi của tổ chức phải được kiểm soát gắt gao.

Nguyên tc 3 – Các tiêu chí cp phép: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền cấp phép phải có quyền đề ra các tiêu chí và từ chối đơn xin cấp Giấy phép thành lập nếu hồ sơ không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra. Quá trình cấp phép tối thiểu phải có sự đánh giá về cơ cấu chủ sở hữu và quản trị ngân hàng, trong đó bao gồm sự phù hợp và khả năng của các thành viên Hội đồng quản trị cũng như

Ban điều hành ngân hàng, chiến lược và kế hoạch hoạt động của ngân hàng, hệ

thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, điều kiện tài chính dự kiến, bao gồm cả

chuyển nhượng quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại các ngân hàng hiện hữu cho một bên khác.

Nguyên tc 5 – Giao dch mua li ln: Cơ quan quản lý nhà nước phải có

quyền chuẩn y các giao dịch mua lại lớn hoặc quyết định đầu tư lớn của ngân hàng, ngược lại các tiêu chí đã nêu, bao gồm cả việc thành lập các hoạt động xuyên quốc gia, và phải đảm bảo được rằng, các giao dịch hoặc thay đổi cơ cấu không ảnh hưởng đến an toàn của ngân hàng, không đem đến cho ngân hàng các rủi ro không

đáng có hoặc gây cản trởđến việc giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả.

Nguyên tc 6 – An toàn vn ti thiu: Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra

các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp đối với các ngân hàng để phản ánh

được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải, và phải quy định rõ ràng về thành phần của vốn, đảm bảo rằng vốn phải có khả năng chịu được lỗ. Tối thiểu là đối với các ngân hàng hoạt động quốc tế, các quy định này không được thấp hơn mức mà Uỷ

ban Basel quy định.

Nguyên tc 7 – Quy trình qun tr ri ro: Cơ quan quản lý nhà nước phải

đảm bảo rằng, ngân hàng và tập đoàn ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện (bao gồm cả khả năng kiểm soát rủi ro của Hội đồng quản trị và Ban điều hành) để phát hiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu tất cả các rủi ro đểđánh giá tổng thể mức độđủ vốn của ngân hàng trước các danh mục rủi ro. Các quy trình quản trị rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

Nguyên tc 8 – Ri ro tín dng: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng

các ngân hàng có một quy chế quản lý rủi ro tín dụng cân nhắc tới các rủi ro của tổ

chức với các chính sách an toàn, các quy trình quản lý rủi ro nhằm phát hiện, đo lường, kiểm tra và kiểm soát rủi ro tín dụng (bao gồm cả rủi ro tác nghiệp). Điều này cũng bao gồm việc cho vay và đầu tư, đánh giá chất lượng của các khoản nợ và

đầu tư, đồng thời tạo ra một hệ thống quản trị rủi ro liên tục đối với các khoản nợ và khoản mục đầu tưđó.

cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ

chức.

Nguyên tc 10 – Gii hn mc cho vay: Cơ quan quản lý rủi ro phải đảm bảo

rằng ngân hàng phải có các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, quản lý các khoản cho vay lớn trong danh mục, cơ quan quản lý đồng thời cần phải xây dựng các giới hạn cho vay nhằm hạn chế các ngân hàng tập trung cho vay một

khách hàng hoặc nhóm các khách hàng có liên quan.

Nguyên tc 11 – Ri ro đối vi nhóm khách hàng có liên quan: Nhằm hạn

chế việc cho vay (bao gồm các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng) nhóm khách hàng có liên quan và xác định sự xung đột về lợi ích, cơ quan quản lý cần có những quy

định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan, các khoản cho vay này phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cần phải có các bước phù hợp nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, việc xóa các khoản nợ này

được thực hiện theo các chính sách và quy trình chuẩn mẫu.

Nguyên tc 12 – Ri ro quc gia và ri ro chuyn đổi: Cơ quan quản lý nhà

nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong các hoạt

động cho vay và đầu tư quốc tế, và đồng thời các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các rủi ro này.

Nguyên tc 13 – Ri ro th trường: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo

rằng các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định chính xác, đo lường, theo dõi và kiểm soát được các rủi ro thị trường; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đặt ra các định mức cụ thể và/hoặc có thể dùng một khoản vốn cụ thể để xử

lý rủi ro thị trường nếu có lý do chính đáng.

Nguyên tc 14 – Ri ro thanh khon: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm

bảo rằng các ngân hàng có một chiến lược quản lý khả năng chi trả có thể tính toán

có kế hoạch sẵn sàng đối ứng với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ.

Nguyên tc 15 – Ri ro tác nghip (ri ro hot động): Cơ quan quản lý nhà

nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có chính sách và quy trình quản lý rủi ro để

nhận dạng, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro hoạt động. Các chính sách và quy trình quản lý rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

Nguyên tc 16 – Ri ro lãi sut trong s sách ngân hàng: Cơ quan quản lý

nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả

nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng, bao gồm một chiến lược được Hội đồng quản trị phê duyệt và được thực hiện bởi ban quản lý cấp cao; chiến lược này cũng cần phải phù hợp với quy mô và mức

độ phức tạp của tổ chức của loại rủi ro.

Nguyên tc 17 – Kim tra và kim toán ni b: Cơ quan quản lý nhà nước

phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô và mức độ phù hợp với loại hình kinh doanh của tổ chức.

Nguyên tc 18 – Lm dng các dch v tài chính: Cơ quan quản lý nhà nước

phải đảm bảo được rằng các ngân hàng có chính sách và quy trình, bao gồm các quy tắc nghiêm ngặt về “nhận biết khách hàng”, nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức nghề

nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bảo vệ ngân hàng không bị lợi dụng, một cách vô tình hay cố ý, vào các hoạt động phạm pháp.

Nguyên tc 19 – Phương pháp giám sát: Một hệ thống giám sát ngân hàng

hiệu quả yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và duy trì sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của từng ngân hàng và tập đoàn ngân hàng, đồng thời cả hệ thống ngân hàng, tập trung vào sự an toàn và tính bền vững, cũng như sựổn định của toàn hệ thống ngân hàng.

cơ quan quản lý nhà nước với ban điều hành của ngân hàng.

Nguyên tc 21 – Thông tin giám sát: Cơ quan quản lý nhà nước phải có các

phương tiện thu thập, xem xét và phân tích các báo cáo về an toàn hoạt động và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)