Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 60 - 62)

- Về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ: việc SMBC chính thức đầu tư 15% vốn cổ phần vào Eximbank đã mở ra mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tổ chức nhằm bổ sung cho nhau những công nghệ và kinh nghiệm hữu ích, tiên tiến. Các hoạt động then chốt mà SMBC cam kết hỗ trợ Eximbank bao gồm: ngân hàng bán sỉ, ngân hàng bán lẻ, quản trị doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác. Cụ thể, đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp, SMBC đã biệt phái ông Saito – Phó

Chủ tịch Ủy ban Quản lý rủi ro đến làm việc trực tiếp tại Eximbank để tư vấn và

đề xuất Eximbank nâng cao hoạt động lập kế hoạch và hệ thống quản trị rủi ro

theo tiêu chuẩn quốc tế; đã tích cực hỗ trợ Eximbank thiết kế Trung tâm đào tạo theo mô hình của SMBC và cung cấp các khóa đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên về hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRVH nói riêng; các chuyên gia, nhà quản lý của Eximbank cũng được cử sang Nhật Bản thông qua các chương trình đào tạo, tham quan... để trực tiếp chứng kiến và học hỏi những kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp từ thị trường này.

- Về tổ chức hoạt động: năm 2011, Eximbank đã thành lập Phòng Quản lý rủi ro hoạt động trực thuộc Khối giám sát hoạt động. Điều này chứng tỏ, Ban lãnh đạo của Eximbank đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị RRVH, đây là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tại Eximbank. Hiện nay, Eximbank đang trong giai đoạn xây dựng khung quản trị RRVH, bao gồm: chính sách, cơ cấu tổ chức, quy trình và giải pháp phần mềm quản trị RRVH trong nội bộ ngân hàng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động.

- Về quy trình xây dựng và ban hành sản phẩm được thực hiện khá chặt chẽ, trong đó có sự tham gia xây dựng của Phòng phát triển sản phẩm và sự kiểm soát, góp ý của các Phòng ban, Chi nhánh, nhằm đảm bảo sản phẩm có hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro tiềm ẩn; dần thay đổi nhận thức của cán bộ, nhân viên trong Eximbank về RRVH, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong quá trình thao tác nghiệp vụ, cố gắng hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động.

- Thông qua hoạt động của Phòng quản lý rủi ro hoạt động mà hệ thống các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ của Eximbank được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ; hệ thống công nghệ thông tin và quy trình tác nghiệp được xây dựng đồng bộ, nhằm thiết

lập các chốt kiểm soát, ngăn chặn tự động các trường hợp vượt hạn mức, giới hạn, thẩm quyền…

- Các sai sót của nhân viên trong quá trình tác nghiệp đã từng bước được hạn chế, những sai sót tác nghiệp đã giảm qua các năm, các sự cố rủi ro xảy ra không nhiều và tổn thất về RRVH mà Eximbank phải gánh chịu chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của nhân viên – một trong những loại rủi ro khó dự đoán và kiểm soát nhất.

- Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo của Eximbank sử dụng bộ máy Kiểm toán nội bộ thực hiện công tác kiểm toán nội bộ định kỳ và kiểm toán đột xuất theo định hướng rủi ro (phát hiện chi nhánh nào có dấu hiệu vi phạm hoặc nguy cơ rủi ro cao thì lập tức cử đoàn kiểm toán đến chi nhánh đó), kết hợp kiểm toán trực tiếp và từ xa qua hệ thống thông tin nội bộ. Nội dung kiểm toán và các kiến nghị đề xuất tập trung vào quy trình nghiệp vụ và hệ thống kiểm soát nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động. Thông qua việc kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống, các đoàn công tác đã có các kiến nghị đến Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc để xử lý, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của một số chi nhánh: Long An, Tây Đô, Mỹ Tho, Cần Thơ, Hòa Bình, Phú Mỹ Hưng, Đống Đa, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu và xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)