Một vài khuyến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 79 - 82)

- Để đẩy nhanh tiến trình đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động, đổi mới công

nghệ, tăng năng lực cạnh tranh, thực hiện những khuyến nghị để có được hệ thống quản trị rủi ro lành mạnh đòi hỏi nguồn lực tài chính không nhỏ từ Eximbank. Vì vậy, Eximbank phải nâng cao năng lực tài chính.

- Việc vận dụng những chuẩn mực của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng là vô cùng quan trọng, mang tính định hướng cho việc thực hiện quản trị RRVH theo thông lệ quốc tế. Ủy ban Basel đã tổng kết 4 vấn đề chính (4) bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRVH và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện. Nếu thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, công tác quản trị RRVH của Eximbank có thể thực hiện được mục tiêu quản trị RRVH mà ngân hàng dự kiến.

- Công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng nói chung và của Eximbank nói riêng mới chỉ tập trung vào việc đo lường rủi ro chứ chưa chú trọng vào việc phát hiện và cảnh báo các nguy cơ rủi ro có thể phát sinh. Trong thời gian tới, Eximbank cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ để phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Tránh các sai lầm thường gặp trong việc triển khai hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng nước ngoài và trong nước:

- Hoạt động quản trị rủi ro mới chỉ chú trọng vào các rủi ro tác động tới chiến lược kinh doanh chứ chưa xem xét đến rủi ro của chính chiến lược kinh doanh. Bất cứ một chiến lược kinh doanh nào cũng được xây dựng dựa trên các giả định và kinh nghiệm của người lãnh đạo. Các giả định và kinh nghiệm có thể không còn đúng và phù hợp theo thời gian khiến cho chiến lược đã từng rất thành công trước đây có thể không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Một chiến lược

đã không còn phù hợp thì dù được triển khai tốt đến đâu cũng không thể dẫn tới

thành công. Do vậy để hiểu rõ các rủi ro của bản thân một chiến lược thì cần phải thường xuyên đánh giá một cách có hệ thống các giả định căn bản của chiến lược       

(4) 4 vấn đề chính bao gồm: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp (gồm 3 nguyên tắc); Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát (gồm 4 nguyên tắc); Vai trò của cơ quan giám sát (gồm 2 nguyên tắc); Vai trò của việc công bố thông tin (gồm 1 nguyên tắc).

đó. Đây là việc làm vô cùng thiết thực để đảm bảo chiến lược của ngân hàng luôn phù hợp và thích ứng với tình hình thị trường có nhiều biến động.

- Chưa lường hết được khả năng thất bại và các nguyên nhân dẫn đến thất bại. Lối suy nghĩ “chuyện đó không thể xảy ra với mình” rất nguy hiểm bởi thất bại và cách thức ngân hàng gặp phải thất bại không được xem xét hoặc không được xem xét một cách kịp thời. Ban lãnh đạo của Ngân hàng Barings (Anh) có lẽ không hình dung được hậu quả của việc không triệt để phân tách trách nhiệm của nhân viên giao dịch Nick Leeson (người đồng thời nắm trong tay cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát) theo yêu cầu của Kiểm toán nội bộ lại có thể khiến cả một ngân hàng với lịch sử hơn 200 năm sụp đổ.

- Quá chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn. Khi nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng như hiện nay, có rất nhiều lập luận ủng hộ các mục tiêu ngắn hạn như tại sao cần phải quan tâm tới dài hạn khi mà việc tồn tại trong ngắn hạn còn chưa chắc chắn? hay tại sao phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực khi mà nhân viên sẵn sàng nhảy việc khi có thể?... Các lợi ích ngắn hạn được nhiều người ủng hộ bởi chúng rõ ràng, chắc chắn và do vậy có tính thuyết phục hơn nhiều so với các lợi ích dài hạn. Tuy vậy, việc quá chú trọng vào lợi ích ngắn hạn có thể dẫn tới nhiều vấn đề như: chấp nhận quá nhiều rủi ro để đạt được các mục tiêu ngắn hạn; mất tầm nhìn và định hướng chiến lược; mất tính linh hoạt khi môi trường kinh doanh thay đổi; không giữ được nhân viên có trình độ và chuyên môn; Không đầu tư thích đáng cho các công nghệ mới.

- Không xác thực được thông tin. Thiếu minh bạch thông tin cùng với áp lực ngày càng tăng đối với ban lãnh đạo ngân hàng (như áp lực đạt được mục tiêu lợi nhuận), khiến cho ban lãnh đạo ngân hàng rất khó khăn trong việc thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết và có chất lượng. Trong nền kinh tế mà thông tin là nền tảng cho mọi quyết định/kế hoạch, thông tin được xác thực và kiểm chứng để đảm bảo độ tin cậy là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Chấp nhận các rủi ro nhất định. Rất nhiều doanh nghiệp hiện vẫn quan niệm rằng rủi ro là xấu và cần phải hạn chế càng nhiều càng tốt. Trên thực tế, lợi nhuận/các cơ hội kinh doanh mới luôn gắn liền với rủi ro. Hai câu hỏi lớn đặt ra là đâu là những rủi ro có thể chấp nhận được và nên chấp nhận rủi ro đến mức độ nào? Việc xác định rủi ro nào có thể chấp nhận được và chấp nhận ở mức độ nào chính là việc cân bằng giữa rủi ro và lợi ích có thể đạt được, giữa lợi ích ngắn hạn và sự phát triển trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)