Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý RRVH từ Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 70)

EXIMBANK

3.2.1. Xác định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận

Tất cả các cấp từ Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc và các nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị RRVH. Việc phân cấp quản lý cần tuân thủ theo nguyên tắc phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng cấp quản lý RRVH, phân biệt trách nhiệm giữa các cấp quản lý tầm chiến lược, cấp quản lý điều hành và cấp tổ chức thực hiện, lưu ý đảm bảo sự độc lập của hoạt động kiểm soát rủi ro trong ngân hàng và tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ dẫn đến xung đột lợi ích và xung đột mục tiêu.

Hội đồng Quản trị cần chỉ đạo xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hiệu quả nhằm

tạo điều kiện và thúc đẩy các tiêu chuẩn làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm và thể hiện sự ủng hộ đối với ban quản trị trong việc quản trị RRVH. Hội đồng Quản trị cũng phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc lựa chọn mô hình quản lý RRVH phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Hội đồng quản trị cần phải xây dựng

khung quản trị RRVH phù hợp cho Ngân hàng và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị RRVH, và hoàn thiện cấu trúc quản trị RRVH, đặc biệt là cấu trúc tổ chức.

Chiến lược quản trị RRVH thường bao gồm các vấn đề sau đây: (i) xác định RRVH và nhận biết các nguyên nhân gây RRVH, (ii) mô tả hồ sơ rủi ro; (iii) mô tả về trách nhiệm quản lý RRVH vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của Ngân hàng.

Về vấn đề cấu trúc quản trị RRVH, Eximbank cần hoàn thiện Khối giám sát hoạt

động. Khối giám sát hoạt động hoạt động với mục đích là: đảm bảo cho Eximbank

luôn duy trì khung quản lý rủi ro một cách thận trọng và hiệu quả, giám sát tất cả các loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành,…, kiểm soát việc phân quyền và thực hiện chức năng quản lý rủi ro đối với các phòng ban liên quan. Trách nhiệm của Khối giám sát hoạt động là: soạn thảo chính sách quản lý đối với mỗi loại rủi ro để trình Hội đồng Quản trị phê duyệt; đảm bảo các chính sách quản lý rủi ro đã được thực hiện nghiêm chỉnh; quản lý nguồn vốn trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng; đảm

bảo đã xây dựng hạn mức hợp lý đối với từng loại rủi ro trong hoạt động của Ngân

hàng; rà soát hoạt động của các phòng quản lý rủi ro riêng biệt.

Phòng quản lý rủi ro vận hành hoạt động dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối giám sát hoạt động. Mục đích của Phòng này là: giám sát một cách tích cực quá trình quản trị RRVH trong phạm vi Ngân hàng. Trách nhiệm của Phòng là: chịu trách nhiệm xây dựng khung quản lý RRVH, xây dựng quy trình và các văn bản hướng dẫn quản lý RRVH để cụ thể hóa chính sách của Hội đồng quản trị, báo cáo kịp thời, chính xác.

Các phòng, ban trong các đơn vị của Eximbank có trách nhiệm tham gia soạn thảo các quy định quản lý RRVH cho một số nghiệp vụ khi được ban lãnh đạo yêu cầu; kiểm soát và giám sát toàn bộ quá trình quản lý rủi ro tại bộ phận mình; báo cáo kịp thời, chính xác cho phòng/tổ quản lý RRVH tại đơn vị mình.

Phòng/tổ quản lý rủi ro tại chi nhánh có nhiệm vụ làm tham mưu; giúp ban lãnh đạo đơn vị tổ chức, thực hiện công tác quản lý rủi ro tại đơn vị; tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng ban trong đơn vị; xác định, đo lường, giám sát và hạn chế RRVH của toàn đơn vị.

Mặt khác, mô hình quản trị rủi ro chỉ là công cụ để đạt được mục tiêu quản trị RRVH. Sự thành công hay thất bại của việc quản trị RRVH phụ thuộc không chỉ vào bản thân mô hình mà quan trọng hơn là những con người vận hành mô hình đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)