Định hướng quản lý RRVH của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 67 - 68)

Giai đoạn 2013 – 2015 được dự báo vẫn là những năm khó khăn với cả kinh tế thế giới và Việt Nam. Nhận định bắt nguồn từ tình trạng u ám, chậm được cải thiện và tiếp tục bất ổn (xét tổng thể) của nền kinh tế thế giới: sóng gió kinh tế khu vực EU chưa lắng dịu, thậm chí còn bị đe dọa mạnh hơn; kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề cơ cấu, không có cơ sở để giải quyết nhanh làm cho xu thế giảm tốc độ tăng trưởng mạnh lên và chưa hãm lại được; xung đột trên các vùng biển Đông Á, đặc biệt là xung đột Trung – Nhật, sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực khó lường. Và chính từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam: tốc độ tăng trưởng tín dụng quá thấp, các yếu tố cản trở tăng tín dụng (nợ xấu, hàng tồn kho) vẫn chưa có dấu hiệu được giải tỏa nhanh; xu hướng tổng cầu vẫn trì trệ, không thể cải thiện nhanh trong một nền kinh tế mà xu hướng “đi xuống” của tăng trưởng và nguy cơ lạm phát cao vẫn còn thường trực.

Ngoài ra, do tác động của quá trình hội nhập, môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn cùng với tốc độ và khối lượng giao dịch tăng mạnh nên rủi ro vận hành trong hoạt động của ngân hàng ngày càng gia tăng. Cùng với việc lãnh đạo ngân hàng đề ra chiến lược và mục tiêu quá hoài bão, “hoành tráng” mà không tính hết đến các rủi ro, khó khăn của nền kinh tế chắc chắn sẽ tạo ra áp lực đối với các cấp thực hiện. Trong nhiều trường hợp, để hoàn thành được chỉ tiêu buộc các cấp thực hiện phải “nhắm mắt làm liều”, vi phạm trong tác nghiệp và có thể gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng trong tương lai. Một số trường hợp do chủ định, cố ý vi phạm, gian lận để mưu cầu lợi ích cá nhân của bản thân những người đó, đây là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp; cũng có thể chỉ vì họ còn non về nghiệp vụ hoặc lơ là, đơn giản

trong thực hiện các công việc hàng ngày; hoặc do chính cơ chế dễ dãi, kiểm soát thiếu chặt chẽ… tạo cơ hội cho RRVH nảy sinh, phát triển.

Muốn quản trị RRVH thì phải có cơ chế, quy định quản lý chặt chẽ thì mới có thể phát hiện và ngăn chặn những sai phạm ngay từ lúc phát sinh, tránh gây hậu quả lớn. Để tăng cường quản trị RRVH, một mặt cần tăng cường đào tạo, huấn luyện cán

bộ, đặc biệt liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp. Mặt khác, cần

xây dựng được đầy đủ các quy trình, quy chế đảm bảo minh bạch và tránh chồng chéo. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược và chính sách quản trị riêng cho từng loại rủi ro, trong đó có RRVH; xây dựng văn hóa quản trị RRVH; đồng thời cần có các chế tài xử phạt nghiêm đối với các lỗi vi phạm. Việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin cũng rất quan trọng, nhất là khi chúng ta muốn có các căn cứ đầy đủ cho đánh giá cũng như lượng hóa RRVH trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)