Các chuẩn mực quốc tế hiện hành về RRVH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34)

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng (1).Ủy ban Basel tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington hoặc tại Thành phố Basel (còn gọi là Basle) – Thụy Sĩ.

Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán

Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ban thư kí thường trực của Ủy ban Basel cũng có trụ sở làm việc tại Washington DC – Mỹ.

Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống Ngân hàng của một quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển, đều có thể đe dọa không chỉ đến sự ổn định về tài chính của quốc gia đó mà còn cả trên phạm vi toàn thế giới. Ủy ban Basel thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận về vấn đề xoay quanh sự hợp tác quốc tế để giảm bớt khoảng cách trong công tác giám sát ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Để làm được điều này, Ủy ban Basel đã cố gắng tìm hiểu và thực hiện được 3 điều cơ bản:

- Trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia;

- Cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế;       

(1) Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Argentina, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ (07/10/2012).

- Đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong những lĩnh vực mà Ủy ban thực sự quan tâm.

Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của

Ủy ban không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động

ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban Basel khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.

Mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban Basel là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào

được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để

đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều

văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này.

Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong cùng quốc gia. Bên cạnh đó, quy định về vốn điều lệ của các NHTM ở các nước khác nhau, nên dẫn đến cạnh tranh không công bằng trong cùng một thị trường, những cuộc khủng hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, mà đáng quan tâm nhất là sự sụp đổ của ngân hàng Herstatt ở Tây Đức xảy ra. Vì vậy lãnh đạo các nước phát triển đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thích hợp vừa khuyến khích cạnh tranh nhưng đảm bảo công bằng và an toàn cho người gửi tiền, đó là một trong những lí do quan trọng cho sự ra đời Hiệp ước vốn Basel (The Basel Capital Accord) vào năm 1988 (và có hiệu lực từ 1992). Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng, tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng và nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn. Mặc dù vậy, Basel I vẫn có

khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành).

Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa …

1.4.2. Hiệp ước Basel II

Những vụ khủng hoảng xảy ra trên thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng đã khiến Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đặt lại vấn đề: cải tiến Basel (1988) thành một Hiệp ước Basel mới với mục tiêu tăng cường các giải pháp kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng. Từ năm 1999, Ủy ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và đến năm 2001, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua và gọi là Basel II.

Hiệp ước Basel mới đưa ra một loạt những lựa chọn, các chỉ tiêu đo lường phức tạp và toàn diện hơn. Basel II bao gồm 3 trụ cột là Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu; Trụ cột thứ hai: Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra giám sát; Trụ cột thứ ba: Tính kỷ luật của thị trường. Ba trụ cột này sẽ góp phần tạo ra một mức độ an toàn và lành mạnh cao hơn trong hệ thống tài chính.

Basel II bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro vận hành, đồng thời yêu cầu vốn dự phòng đối với rủi ro này. Hiệp ước mới định nghĩa “Rủi ro vận hành là loại rủi ro xảy ra tổn thất do các quy trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài”.

Basel II cũng phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel II phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.

Tuy nhiên, quá trình ứng dụng Basel II cũng bộc lộ một vài hạn chế như: việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thể được

chấp nhận rộng rãi; các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt

động của chu kỳ kinh doanh; các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển

mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao.

1.4.3. Hiệp ước Basel III

Với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên đã được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành. Basel III tăng cường yêu cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của ngành ngân hàng.

Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới đòi hỏi các ngân hàng giữ vốn nhiều hơn và chất lượng cao hơn so với mức vốn theo quy định của Basel II. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với việc bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều này giúp cho ngân hàng “khỏe” hơn, do đó có khả năng chống đỡ tốt hơn trong thời kì khó khăn.

Các đòn bẩy mới và tỷ lệ tính thanh khoản giới thiệu một biện pháp phi rủi ro

nhằm bổ sung các yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên rủi ro và các biện pháp để đảm bảo đủ kinh phí được duy trì trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản hiện có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy.

Dù được hoan nghênh về mặt tăng tính an toàn hệ thống cho ngành ngân hàng,

nhưng Basel III bị chỉ trích có thể khiến kinh tế toàn cầu giảm tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi khó khăn như hiện nay. Một nghiên cứu công bố ngày 17/02/2011 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ước tính việc triển khai

quy chế Basel III trong trung hạn sẽ khiến GDP toàn cầu giảm từ 0,05 - 0,15% mỗi năm. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng Basel III có thể sẽ “phá hủy” nền kinh tế các nước đang phát triển, vì điều kiện của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hoàn toàn khác nhau, không thể áp đặt cùng một bộ quy chuẩn cho cả 2.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu công bố vào tháng 09/2012, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lại cho rằng Basel III sẽ không làm giảm hoạt động cho vay hoặc gây tổn hại cho kinh tế như lo ngại của OECD. Nghiên cứu chỉ ra rằng lo ngại của các tổ chức tài chính về những quy tắc vốn trong Basel III đã bị thổi phồng quá mức. IMF cho rằng các quy chuẩn Basel III vẫn chưa đủ mạnh để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu sơ lược về các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động, nguyên nhân phát sinh và những tổn thất mà ngân hàng và nền kinh tế sẽ phải gánh chịu nếu không có biện pháp quản trị tốt các rủi ro. Tiếp theo, chương 1 đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành, đồng thời giới thiệu các phương pháp đo lường rủi ro vận hành. Cuối cùng là giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban Basel; những vấn đề khái quát về nội dung chính, những thành tựu và thiếu sót của các Hiệp ước vốn Basel. Đây là cơ sở lý thuyết khá đầy đủ cho việc đánh giá thực tiễn quản lý rủi ro vận hành tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN QUẢN LÝ RỦI RO VẬN HÀNH TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM KHẨU VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 0011/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012 vốn điều lệ của ngân hàng đã đạt 12.355 tỷ

đồng, vốn chủ sở hữu đạt 15.801 tỷ đồng (2), hiện là một trong những ngân hàng có

vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

2.1.2. Những thành tựu quan trọng của ngân hàng

Năm 1991 - 1992, Eximbank được NHNN và Bộ Tài chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển.

Năm 1993, Eximbank tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

      

Năm 1995, Eximbank đã tham gia vào hệ thống Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT); được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia dự án hiện đại hóa ngân hàng do NHNN tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới – World Bank.

Năm 1997, Eximbank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.

Năm 1998, Eximbank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa.

Năm 2003, Eximbank triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống.

Năm 2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit.

Năm 2007, Eximbank ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản.

Năm 2008, Eximbank tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng.

Năm 2009, Eximbank tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.

Năm 2010, Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng.

Năm 2011, Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng.

Năm 2012, Eximbank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới.

2.1.3. Quy mô hoạt động

Eximbank có 1 Hội sở chính đặt tại Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà VinCom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2012 có 207 điểm giao dịch tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 1 Sở giao dịch, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 3 điểm giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ngoài ra,

Eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của Eximbank [17]

2.1.5. Các sản phẩm dịch vụ của Eximbank

Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng

khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Cụ thể như sau:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)