Hiệp ước Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36 - 37)

Những vụ khủng hoảng xảy ra trên thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng đã khiến Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đặt lại vấn đề: cải tiến Basel (1988) thành một Hiệp ước Basel mới với mục tiêu tăng cường các giải pháp kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng. Từ năm 1999, Ủy ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và đến năm 2001, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua và gọi là Basel II.

Hiệp ước Basel mới đưa ra một loạt những lựa chọn, các chỉ tiêu đo lường phức tạp và toàn diện hơn. Basel II bao gồm 3 trụ cột là Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu; Trụ cột thứ hai: Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra giám sát; Trụ cột thứ ba: Tính kỷ luật của thị trường. Ba trụ cột này sẽ góp phần tạo ra một mức độ an toàn và lành mạnh cao hơn trong hệ thống tài chính.

Basel II bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro vận hành, đồng thời yêu cầu vốn dự phòng đối với rủi ro này. Hiệp ước mới định nghĩa “Rủi ro vận hành là loại rủi ro xảy ra tổn thất do các quy trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài”.

Basel II cũng phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel II phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.

Tuy nhiên, quá trình ứng dụng Basel II cũng bộc lộ một vài hạn chế như: việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thể được

chấp nhận rộng rãi; các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt

động của chu kỳ kinh doanh; các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển

mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)