Tái cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tái cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại đồng tháp (Trang 42 - 52)

2.2. Thực trạng tái cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại Đồng Tháp

2.2.2. Tái cơ cấu tài chính

- VTC là nguồn vốn ban đầu để các QTDND hoạt động và cũng là nguồn vốn cuối cùng phòng thủ của các QTDND nếu rủi ro xảy ra. Trong quá trình hoạt động VTC đƣợc sử dụng tham chiếu để điều chỉnh các giới hạn về tín dụng và các giới hạn khác. Trong hoạt động của QTDND VTC chủ yếu đƣợc hình thành từ VĐL, do đó, việc tái cơ cấu VTC của các QTDND thể hiện rõ nhất thông qua việc cơ cấu lại VĐL. Trong giai đoạn 2011 – 2016, các QTDND đã chú ý đến việc tăng cƣờng năng lực tài chính bằng cách thu hút thêm TV mới, vận động TV tích cực tham gia góp vốn để tăng VĐL, hạn chế tình trạng chi phối về VĐL bởi một số ít TV. Đến thời điểm 31/12/2016 VĐL của các QTDND là 21.607 triệu đồng, tăng gần 1,3 lần từ 16.649 triệu đồng thời điểm 31/12/2011.

Biểu đồ 2.12. Tốc độ tăng VĐL của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

Biểu đồ 2.12 cho thấy tốc độ tăng VĐL tăng qua các năm nhƣng có xu hƣớng giảm tốc, nguyên nhân

- Một số QTDND có lợi nhuận cao không muốn thêm TV góp vốn thƣờng xuyên mà chủ yếu tập trung vào TV sáng lập, một số QTDND có quy mô nhỏ, lợi nhuận hàng năm chƣa cao nên việc vận động TV góp vốn thƣờng xuyên bị hạn chế.

- Mức vốn pháp định đối với QTDND từ năm 1993 đến nay vẫn giữ nguyên mức 100 triệu đồng/QTDND, trong khi hiện nay tất cả các QTDND đều có VĐL lớn hơn mức vốn pháp định, quy định này không tạo động lực cho các QTDND đang có mức VĐL thấp tích cực vận động TV góp vốn, tăng VĐL để mở rộng quy mô hoạt động và tăng khả năng chịu đựng rủi ro.

- Đặc biệt, kể từ năm 2015, số lƣợng TV giảm mạnh kéo theo VĐL giảm do QTDND phải hoàn trả vốn góp cho TV từ sau khi NHNN VN ban hành Thông tƣ số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc NHNN Quy định về QTDND thay thế Thông tƣ số 06/2007/TT-NHNN ngày 06/11/2007 của Thống đốc NHNN VN về việc sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 08/2005/TT-NHNN hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 30/12/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND. Theo quy định, QTDND phải cho ra khỏi TV đối với trƣờng hợp TV có 02 năm không đến giao dịch với QTDND; ngoài ra để trở thành TV của QTDND ngƣời dân phải đóng vốn góp xác định tƣ cách TV tối thiểu là 300 nghìn đồng/ngƣời và hàng năm phải đóng vốn góp thƣờng xuyên tối thiểu là 100 ngàn đồng/ ngƣời, so với quy định trƣớc đây khi tham gia TV QTDND chỉ đóng vốn xác lập tƣ cách TV tối thiểu là 50 ngàn đồng/ ngƣời là quá cao, chính điều này khiến cho nhiều TV xin rút khỏi quỹ vì thực tế họ chủ yếu là nông dân chỉ sản xuất nông nghiệp nên mức phí nhƣ vậy đối với họ hơi cao, khó duy trì. Tuy nhiên, do mức vốn góp xác lập tƣ cách TV tăng và TV phải đóng vốn góp thƣờng xuyên nên dù phải giảm TV đáng kể nhƣng VĐL của QTDND vẫn tăng.

Biểu đồ 2.13. Số TV của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016 32.871 34.883 36.302 37.365 34.365 27.673 20.000 22.000 24.000 26.000 28.000 30.000 32.000 34.000 36.000 38.000 40.000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Số TV

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

- Tỷ lệ an toàn trong hoạt động

+ Tỷ lệ khả năng chi trả: Các QTDND phải duy trì tỷ lệ khả năng thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1. Qua số liệu báo cáo thống kê của NHNN ĐT, trong giai đoạn 2011 – 2016 trên địa bàn chƣa có trƣờng hợp QTDND vi phạm.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tại thời điểm 31/12/2011 có 03/17 QTDND chƣa đáp ứng tỷ lệ này, nguyên nhân dƣ nợ cho vay tăng trƣởng nhanh trong khi VĐL tăng chậm. Trong quá trình tái cơ cấu các QTDND này đã tích cực vận động TV tham gia QTDND, duy trì góp vốn thƣờng xuyên hàng năm để tăng VĐL song song với tăng trƣởng dƣ nợ cho vay ở mức hợp lý, nhờ vậy, đến thời điểm 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp các QTDND đều đáp ứng tỷ lệ này theo quy định.

Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các QTDND Đồng Tháp thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT thời điểm 31/12 2011 và 31/12/2016)

+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Đây là một tỷ lệ rất có ý nghĩa đối với các QTDND, bởi hiện nay đối với hầu hết các QTDND nguồn vốn để cho vay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn dƣới 12 tháng huy động từ các cá nhân nên nếu các QTDND cho vay quá nhiều thời hạn trung và dài hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn và ở một thời điểm nào đó sẽ gây ra mất khả năng chi trả. Các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp duy trì thực hiện đúng tỷ lệ này theo quy định nên đến thời điểm 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh không có QTDND vi phạm tỷ lệ này.

+ Giới hạn cho vay Giới hạn cho vay là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các QTDND. Trong quá trình tái cơ cấu 04/17 QTDND có TDN cho vay 01 TV vƣợt 15% VTC và 05/17 QTDND có TDN 01 khách hàng và ngƣời có liên quan vƣợt 25% VTC đã thực hiện thu hồi nợ để đƣa tỷ lệ này về mức theo quy định. Đến thời điểm 31/12/2016 các QTDND trên địa bàn đều đảm bảo giới hạn cho vay.

2.2.3. Tái cơ cấu hoạt động nghiệp vụ

(i) Nghiệp vụ cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động chính tạo nên thu nhập của các QTDND, do đó việc tái cơ cấu hoạt động cho vay đƣợc các QTDND trên

địa bàn quan tâm thực hiện tốt, hiệu quả thể hiệu qua các chỉ số sau

- Trong giai đoạn 2011 - 2016, các QTDND đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế cho vay; tập trung vốn chủ yếu cho cho vay TV và hộ nghèo trên địa bàn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động dịch vụ thiết thực nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống tại địa phƣơng; nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm cho vay mới phù hợp với nhu cầu vay vốn của TV của từng địa phƣơng nhƣ cho vay trả góp đối các hộ tiểu thƣơng, công nhân viên, cho vay tín chấp quỹ lƣơng,…. Nhờ vậy, dƣ nợ cho vay tiếp tục tăng trƣởng, đến thời điểm 31/12/2016 đạt 530.309 triệu đồng, tăng 70,97% so với thời điểm 31/12/2011.

Biểu đồ 2.15 Tốc độ tăng TDN của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016.

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

Biểu đồ 2.15 cho thấy TDN tăng trƣởng qua các năm, trong đó tăng cao nhất vào năm 2012 – 2013, do thời điểm này sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, TV cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh; từ năm 2014 – 2015 tốc độ tăng trƣởng TDN có dấu hiệu giảm tốc, nguyên nhân do QTDND bị giới hạn địa bàn hoạt động, khó tăng trƣởng thêm TV nên không tăng đƣợc TDN; tăng trƣởng TDN năm 2016 tăng do QTDND đƣợc phép mở rộng thêm địa bàn hoạt động liên xã nên dƣ nợ cho vay TV tăng cao.

nhờ vậy tỷ lệ TDN/TNV hoạt động ngày càng tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hoạt động, QTDND luôn đảm bảo tỷ lệ TDN/TNV ở mức độ an toàn (80% – 90%), nhằm hạn chế tăng trƣởng TDN nhanh, không quan tâm đến chất lƣợng cho vay, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là dễ xảy ra rủi ro về thanh khoản.

Biểu đồ 2.16. Tỷ trọng TDN/TNV của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

Biểu đồ 2.16 cho thấy, trong quá trình tái cơ cấu các QTDND đã tăng trƣởng TDN ở mức phù hợp, đồng thời tăng lƣợng tiền dự trữ nhƣ tiền mặt, tiền gửi tại NHHTX và TCTD khác nhằm đƣa tỷ lệ này về mức từ 80% – 90%, từ đó hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động của QTDND.

- NX là rủi ro luôn luôn song hành trong hoạt động tín dụng, nếu tỷ lệ NX cao sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của các TCTD. Do đó, việc xử lý NX, lành mạnh hóa tình hình tài chính của QTDND là một trong những nội dung quan trọng của Đế án tái cơ cấu. Tính đến thời điểm 31/12/2016 NX của các QTDND trên địa bàn là 1,24% thấp hơn mức 3,27% vào thời điểm 31/12/2011, trong đó 100% QTDND có NX dƣới 3%, điều này cho thấy hoạt động cho vay của các QTDND tƣơng đối lành mạnh, hỗ trợ TV phát triển sản xuất kinh doanh. Có đƣợc kết quả trên là do các QTDND đã xây dựng và ban hành quy chế cho vay, bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại khách hàng, quy trình kiểm tra và giám sát vốn vay, trong đó đặc biệt chú trọng cũng cố, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ CBNV làm công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, từ đó hạn chế phát sinh nợ quá hạn; thực

hiện vận động TV trả nợ song song phối hôp với Chi cục thi hành án ở địa phƣơng đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đàm bảo để thu hồi nợ.

Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ NX/TDN của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

Riêng đối với những QTDND có NX cao hơn 3% đã thành lập tổ thu hồi nợ, tích cực phối hợp với chính quyền địa phƣơng và cục thi hành án trên địa bàn trong việc xử lý tài sản đảm bảo, tăng cƣờng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, thực hiện giảm hoặc miễn lãi vay đối với những món NX TV có thiện chí trả nợ nhƣng gặp khó khăn, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ,… Nhờ vậy, đến cuối năm 2016 tỷ lệ NX lại các QTDND này đã đƣợc kéo giảm về mức dƣới 3%.

Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ NX/TDN của các QTDND Đồng Tháp thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2016 )

(ii) Nghiệp vụ HĐV

Hoạt động HĐV của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cƣ. Đến thời điểm 31/12/2016 VHĐ của các QTDND đạt 513.684 triệu đồng tăng 133,92% so với thời điểm 31/12/2011. So với các chi nhánh NHTM trên địa bàn công tác huy động tiền gửi từ dân cƣ của các QTDND đƣợc thuận lợi là do ƣu thế gần dân và đƣợc NHNN VN cho phép huy động cao hơn so với các NHTM 0,5%/ năm. Ngoài ra, thực hiện tái cơ cấu nguồn VHĐ tiền gửi các QTDND đã thực hiện tƣơng đối tốt công tác tuyên truyền đi đôi với đổi mới cách thức phục vụ khách hàng từ đó uy tín của QTDND ngày càng đƣợc nâng cao và thu hút nhiều khách hàng tiền gửi. Hiệu quả tái cơ cấu VHĐ thể hiện qua một số chỉ tiêu sau

- Thực hiện tái cơ cấu VHĐ, các QTDND trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp tích cực tăng trƣởng VHĐ nhằm đảm bảo tận dụng tối đa nguồn tiền nhà rỗi trong dân cƣ đáp ứng nhu cầu vay vốn của TV để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đồi sống.

Biểu đồ 2.19 Tăng trƣởng VHĐ của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

Biểu đồ 2.19 cho thấy VHĐ tăng qua các năm nhƣng, do nhiều nơi trên địa bàn thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch theo chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nên QTDND huy động đƣợc nguồn tiền gửi của ngƣời dân cao.

- So với thời điểm trƣớc khi tái cơ cấu, nguồn VHĐ có sự tăng trƣởng tốt và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong TNV hoạt động, nhờ đó, QTDND chủ động đƣợc ngồn vốn, hạn chế việc vay vốn tại NHHTX, góp phần giảm lãi suất đầu ra để TV vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Biểu đồ 2.20 Tỷ trọng VHĐ, vốn vay NHHTX AG của hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016.

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

- VHĐ của các QTDND ngày càng tăng và là nguồn vốn chủ yếu để cho vay TV, qua đó cho thấy nguồn VHĐ đƣợc sử dụng hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho QTDND.

Biểu đồ 2.21 Tỷ trọng VHĐ/TDN hệ thống QTDND Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2016.

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát tình hình hoạt động QTDND của NHNN – ĐT giai đoạn 2011 – 2016)

Ngoài ra, một số QTDND trƣớc đây áp dụng lãi suất huy động thỏa thuận cao hơn mặt bằng chung của các QTDND trên địa bàn đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay TV; Các QTDND chấp hành đúng

trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN VN tại từng thời kỳ, qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ chƣa phát hiện trƣờng hợp vi phạm.

2.2.4. Tái cơ cấu công nghệ

Hệ thống máy tính của QTDND trong thời gian qua cũng đã từng buớc đƣợc trang bị từ mỗi quỹ chỉ có tối đa 02 máy tính để giao dịch trong hoạt động kế toán và tín dụng thì hiện nay mội cán bộ quản trị, tín dụng, kế toán điều đƣợc trang bị 01 máy tính. Các QTDND đã tăng cƣờng đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin, mua sắm trang thiết bị, phần mềm tin học, trang bị máy fax, máy in, kết nối internet phục vụ hoạt động và công tác thông tin báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tái cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại đồng tháp (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)