- Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các QTDND trên địa bàn, NHNN ĐT phải tổ chức triển khai, quán triệt tinh thần cũng nhƣ nội dung Đề án tái cơ cấu đối với hệ thống QTDND giai đoạn 2016 – 2020 nhằm giúp QTDND nắm bắt đƣợc lợi ích mà quá trình tái cơ cấu mang lại, từ đó tăng tính chủ động của các QTDND trong quá trình thực hiện tái cơ cấu.
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá lại thực chất kết quả tái cơ cấu của các QTDND trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2016, từ đó nhận diện, phân loại các QTDND yếu
kém để chỉ đạo các QTDND lập phƣơng án tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020 phù hợp, đề ra giải pháp hiệu quả để phục hồi hoạt động, tích cực xử lý dứt điểm các yếu kém, đặc biệt là xử lý NX, các vi phạm trong việc cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Trƣờng hợp các QTDND yếu kém không cơ cấu lại thành công, cần đẩy nhanh việc giải thể, hợp nhất, phá sản,…
- Tăng cƣờng công tác quản lý, thanh tra, giám sát đối với các QTDND trên địa bàn để kịp thời phát hiện những tồn tại, yếu kém và vi phạm pháp luật, qua đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Trong quá trình thanh tra cần đánh giá việc thực hiện phƣơng án tái cơ cấu và phƣơng án xử lý NX trong đó làm rõ kết quả, khó khăn, tồn tại, vƣớng mắc và nguyên nhân về việc thực hiện phƣơng án.
- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong việc xử lý những tồn tại, yếu kém của QTDND; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc đối với QTDND cũng nhƣ đề án tái cơ cấu QTDND; tăng cƣờng vận động TV tham gia QTDND.
- Xem xét cấp phép thành lập mới QTDND dựa trên nhu cầu thực tế và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; không chạy theo số lƣợng tạo ra tình trạng mất an toàn; ƣu tiên thành lập QTDND ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn nơi chƣa có QTDND; lựa chọn và từng bƣớc thí điểm thành lập QTDND ngành nghề ở một số địa bàn phù hợp.