Định hƣớng phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, tầm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tái cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại đồng tháp (Trang 64 - 66)

tầm nhìn năm 2030.

Quá trình tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thứ dẫn đến những thay đổi khó lƣờng về tốc độ tăng trƣờng của kinh tế toàn cầu và sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tới các nƣớc phát triển. Điều này có tác động đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ , doanh nghiệp siêu nhỏ, đời sống của ngƣời có thu nhập thấp. Các hộ nghèo là đối tƣợng khách hàng, TV của hệ thống QTDND.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tiếp tục tái định nền kinh tế toàn cầu, khởi dầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thức tƣ. Những tiến bộ và đột phá tự động hóa, thƣơng mại điện tử, kỹ thuật số làm thay đổi phƣơng thức cung cấp dịch vụ tài chính, ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống TCTD nƣớc ta, trong đó dịch vụ tài chính, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của hệ thống TCTD nƣớc ta, trong đó có QTDND.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, thƣơng mại quốc tế tiếp tục là xu hƣớng phát triển. Từ nay đến 2020, tiến trình hội nhập kinh tế tiếp tục đƣợc mở rộng, kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực. Do đó, lĩnh

vực ngân hàng – tài chính, hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống các QTDND nói riêng sẽ đứng trƣớc những áp lực từ bên ngoài về cạnh tranh, đổi mới hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực nội tại, hiệu quả hoạt động.

Ở Việt Nam, mặc dù kinh tế vĩ mô những năm qua cơ bản ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát; tăng trƣởng kinh tế đƣợc duy trì ở mức hợp lý. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chƣa bền vững và ổn định, mô hình tăng trƣởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào (đặc biệt là tín dụng ngân hàng), chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Đồng thời, dƣ địa thúc đẩy tăng trƣởng ngày càng hạn chế; bội chi ngân sách, nợ công ở mức cao; tình hình sản xuất, kinh doanh và hoạt động tái chính của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nguy cơ đóng cửa và phá sản tiếp tục hiện hữu; dƣ địa giảm lãi suất cho vay không nhiều.

Hệ thống các TCTD đang thực hiện triển khai Basel II theo lộ trình đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, các TCTD tiến tới áp dụng tỷ lệ an toàn vốn; phát triển hệ thống kiểm soát, quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD.

Phát triển hệ thống QTDND trên cơ sở kế thừa kết quả thực hiện Chỉ thị số 57CT/TW ngày 10/10/2010 vể củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, Nghị quyết số 63/NQ–CP ngày 22/7/2016 về việc ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020 và các mục tiêu tại Nghị quyết số 23/2016/QH14 ngày 07/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017 và phù hợp vớc các giải pháp đối với QTDND tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý NX giai đoạn 2016 – 2020 ban hành kèm theo Quyết số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Những nhân tố trên sẽ tiếp tục ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động, mức độ an toàn, lành mạnh và khả năng tăng cƣờng năng lực hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống các QTDND nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tái cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại đồng tháp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)