- Tiến hành rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị của từng bộ phận, từng cá nhân và đƣa ra các giải pháp phù hợp trong việc điều chỉnh, thay đổi để xây dựng phƣơng án tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo phù hợp với thực tế hoạt động và quy định của pháp luật;.
- Bộ máy quản trị, điều hành cần nâng cao vị thế và quy định rõ trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động của QTDND; quan tâm nâng cao chất lƣợng nhân viên trong HĐQT, vì đây là bộ phận có vai trò định hƣớng cho hoạt động QTDND, cụ thể mạnh dạn thay đổi nhân viên lớn tuổi, chậm tiếp thu và đổi với trong công việc, đặc biệt là tiết giảm tối đa TV HĐQT làm việc ở chế độ không chuyên trách nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản trị đối với hoạt động của QTDND.
- Nâng cao vai trò, vị thế và trách nhiệm của của BKS đặc biệt là trƣởng BKS và TV BKS kiêm kiểm toán nội bộ. Trong đó tách bạch rõ quyền lợi về thu nhập và các chế độ khác của BKS không phụ thuộc vào HĐQT và Ban điều hành nhằm tăng thẩm quyền giám sát của BKS.
- Quy định cơ cấu tổ chức của QTDND đảm bảo sự tách bạch giữa chức năng quản trị, điều hành nhất quán trong việc quy định cơ cấu tổ chức theo một mô hình và không cho kiêm nhiệm; quy định rõ các tiêu chuẩn về quản trị, điều hành và độ tuổi tham gia quản trị, điều hành; xây dựng các chuẩn mực quản trị, điều hành chung cho các QTDND trên địa bàn.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ QTDND đủ mạnh, vừa có chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng quản lý, điều hành, vừa có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc. Thƣờng xuyên đào tạo và đào tạo lại nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời gắn với việc bồi dƣỡng, giáo dục đạo đức, nghề nghiệp.