Dưới các điều kiện tối ưu, tín hiệu ECL phụ thuộc tuyến tính vào logarit nồng độ CLB trong phạm vi từ 0,02-50 ng/mL, và giới hạn phát hiện là 0,0084 ng/mL.
Zongyun Li (2012) [44] đã chế tạo sensor điện hóa để xác định lượng vết CLB trong nước tiểu lợn. Trong sensor điện hóa này, các hạt nano vàng sẽ được pha trộn với màng mỏng tritosan đã được cố định các kháng nguyên và kháng thể dán
nhãn Ru(bpy)32+ được sử dụng như các kháng thể đánh dấu. Phương pháp này cho
khoảng tuyến tính từ 0,010-1,0 ng/mL và giới hạn phát hiện CLB là 0,0050 ng/mL. Can Wu (2012) [45] cũng nghiên cứu chế tạo sensor điện hóa phát hiện CLB dựa trên hiệu ứng tăng cường của graphen oxit (GO). Một lượng lớn các nhóm chứa oxi đã được gắn lên trên bề mặt của GO giúp nâng cao hoạt tính điện hóa của GO. Sensor có giới hạn phát hiện CLB là 15 ng/mL và độ chính xác trong phạm vi từ 90,1-98,6%.
* Ưu điểm của phương pháp điện hóa:
- Hệ thống phân tích sử dụng phương pháp điện hóa có giới hạn phát hiện tương đối thấp.
- Chi phí đầu tư ban đầu ít tốn hơn so với hệ thống khối phổ. - Dễ triển khai tại hiện trường.
* Nhược điểm của phương pháp điện hóa:
- Bề mặt của điện cực chỉ thị dễ bị ngộ độc bởi các chất hoạt động bề mặt. - Điện cực đo cần được làm sạch sau mỗi lần đo, do vậy kết quả có độ lặp lại khó ổn định và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện đo này.
24
1.1.6.3. Phương pháp quang học
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là dựa trên sự hấp thụ hoặc phát xạ ánh sáng của đối tượng cần phân tích, sự thay đổi cường độ của chùm sáng tỉ lệ với nồng độ chất phân tích. Có hai hướng áp dụng chính đối với phương pháp này. Hướng thứ nhất, sự có mặt của chất phân tích làm tăng cường độ tín hiệu, hướng thứ hai, sự có mặt của chất phân tích làm giảm cường độ của tín hiệu. Hiện nay với việc ứng dụng phương pháp quang học trong phân tích CLB đã thu được những kết quả nhất định.
Tháng 12 năm 2013 trên tạp chí phân tích thuốc và thực phẩm, xác định nồng độ CLB trong gan bò bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với phương pháp huỳnh quang. Mẫu được chiết xuất bằng acetonitril và isopropanol,
sau đó được tách trên cột C18, thành phần pha động Na2HPO4 0,05 M (pH
3,0)/acetonitril theo tỉ lệ 85/15 về thể tích, bước sóng phân tích 214 nm, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp đạt tương ứng 0,20 ppb và 0,42 ppb, độ thu hồi CLB của phương pháp tại các nồng độ 5,24, 20,98 và 41,96 ppb lần lượt là 111,7%, 82,0% và 84,8%, độ lệch chuẩn tương đối <4,74%, khoảng nồng độ
tuyến tính của phương pháp từ 6,5–104,9 ng/mL, với độ tương quan R2
= 0,9997
(p < 0,05) [46].
* Ưu điểm của phương pháp phân tích quang học:
- Hệ thống phân tích ứng dụng phương pháp quang học có mức đầu tư rẻ hơn, có thể đầu tư cùng lúc cho nhiều phòng thí nghiệm.
- Quá trình xử lý mẫu đơn giản dễ thực hiện, tốn ít thời gian.
- Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng đáp ứng được yêu cầu thực tế của cơ quan quản lý, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Có độ lặp lại và độ ổn định đáp ứng được yêu cầu của phương pháp.
- Ngày nay với sự phát triển nhiều vật liệu quang học mới mở ra khả năng phát triển cải tiến phương pháp này để ngày càng đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn.
* Nhược điểm của phương pháp phân tích quang học:
- Phương pháp này chỉ áp dụng được với đối tượng phân tích có khả năng
hấp thụ hoặc phát xạ ánh sáng.
1.1.6.4. Phương pháp sinh học
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này dựa trên các tác nhân sinh học để nhận biết đối tượng phân tích. Tác nhân sinh học tác động lên đối tượng phân tích hình thành các tín hiệu khác nhau như tín hiệu quang, điện.v.v.
25
* Phương pháp ELISA.
Nguyên lý của phương pháp là dựa trên phản ứng đặc hiệu kháng thể - kháng nguyên. Lượng kháng nguyên xác định đã được cố định trên bề mặt của giếng phân tích. Kháng nguyên tự do CLB và một lượng kháng thể xác định được cho vào. Kháng nguyên tự do và kháng nguyên cố định sẽ cạnh tranh để bám vào kháng thể. Lượng kháng nguyên tự do càng nhiều thì lượng kháng thể bị kháng nguyên cố định giữ lại càng ít. Sau khi rửa trôi các chất còn dư, dùng một kháng thể thứ 2 có đánh dấu enzym để phát hiện lượng kháng thể ban đầu bị giữ lại. Bằng phản ứng tạo màu và phép đo cường độ mầu tại bước sóng 450 nm và cường độ màu này tỷ lệ với nồng độ chất cần phân tích. Từ đó suy ra lượng kháng nguyên tự do CLB là bao nhiêu. Quá trình xử lý mẫu khi phân tích bằng phương pháp ELISA được mô tả như sau: