Phổ huỳnh quang của GQds và GQds gắn NED

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo sensor huỳnh quang xác định dư lượng Clenbuterol trong chăn nuôi (Trang 91 - 93)

76

Sensor được chế tạo từ GQds có đỉnh phát xạ cực đại ở bước sóng 445 nm, sau khi biến tính với NED bước sóng phát xạ đã dịch chuyển 6 nm về phía bước sóng dài, có đỉnh phát xạ cực đại ở bước sóng 451 nm, chứng tỏ các phân tử NED đã được gắn thành công trên bề mặt GQds.

Sự cố định NED trên bề mặt GQds có thể được chứng minh bằng cách so sánh phổ FTIR của GQds và hỗn hợp GQds – NED (Hình 3.21).

Hình 3.21. Phổ FTIR của GQds (a), hỗn hợp GQds – NED (b); hỗn hợp GQds, NED và DCL (c)

GQds được điều chế từ axit L-glutamic vẫn chứa các nhóm cacboxyl trên bề mặt. Sự hiện diện của các nhóm cacboxyl trên bề mặt của GQds được xác nhận bởi

các đỉnh rộng tại 3400 cm-1 (đường a). Hỗn hợp GQds và NED xuất hiện một đỉnh

cao ở 3000–2800 cm-1

, các đỉnh này là do sự tương tác tĩnh điện giữa các nhóm cacboxyl của GQds và nhóm amin của NED (đường b). So sánh với phổ FTIR của hỗn hợp GQds và NED với phổ FTIR của hỗn hợp tạo bởi GQds, NED và DCL

(Hình 21c) xuất hiện các đỉnh ở 1576 cm-1 chứng minh cho sự hình thành của nhóm

azo (-N = N-) bằng phản ứng kết nối giữa NED và DCL.

Phân tử NED có khả năng tạo liên kết với GQds, đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo khoảng cách giữa chất cho và tổ hợp chất nhận trong hiệu ứng FRET.

3.3. Nghiên cứu hiệu ứng FRET của sensor chế tạo từ Qds khác nhau

Để đánh giá khả năng xảy ra hiệu ứng FRET của sensor được chế tạo từ các Qds khác nhau, tôi đã tiến hành so sánh phổ phát xạ của chất cho (Qds) và phổ hấp thụ của chất nhận (NDCL). Nếu hai phổ này không có vùng trùng chập nên nhau,

77

kết luận ngay không xảy ra hiệu ứng FRET trong trường hợp này. Nếu hai phổ này có sự trùng chập nên nhau có thể khẳng định trong trường hợp này có thể xảy ra hiệu ứng FRET. Sau đó tiến hành kiểm tra xem hiệu ứng FRET xảy ra hay không bằng cách xác định cường độ huỳnh quang của dung dịch sensor trước khi được cho tổ hợp chất nhận (DCL-NED) vào, sau đó tiến hành cho một nồng độ xác định tổ hợp chất nhận vào dung dịch sensor vào rồi tiến hành đo cường độ phát quang của dung dịch sensor. Nếu không xảy ra sự giảm cường độ phát quang của Qds điều đó cho thấy Qds sử dụng chế tạo sensor huỳnh quang không có khả năng xảy ra hiệu ứng FRET. Nếu kết quả đo cho thấy có sự giảm cường độ quang của Qds sử dụng chế tạo dung dịch sensor huỳnh quang, chứng tỏ đã xảy ra hiệu ứng FRET giữa Qds sử dụng chế tạo sensor và tổ hợp chât nhận có chứa chất cần phân tích CLB.

3.3.1 Nghiên cứu hiệu ứng FRET của sensor được chế tạo từ Qds CdTe

So sánh độ trùng chập giữa phổ phát xạ của sensor được chế tạo từ Qds CdTe với phổ hấp thụ của tổ hợp chất nhận (Hình 3.22).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo sensor huỳnh quang xác định dư lượng Clenbuterol trong chăn nuôi (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)