8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn luôn đƣợc chi nhánh ƣu tiên và xác định nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển tín dụng nói chung và mở rộng cho vay doanh nghiệp nói riêng. Nợ xấu, nợ quá hạn của Chi nhánh luôn đƣợc kiểm soát và quản lý một cách chủ động, tăng cƣờng kiểm soát ngay từ khâu đề xuất cho vay của bộ phận tín dụng, quá trình giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng đến khi khách hàng thanh toán dứt điểm nợ gốc và lãi cho NH.
Bảng 2.13 Kết quả phân loại nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Phân loại nợ cho vay DN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nợ nhóm 1 2.485 2.370,6 1.903,7 1.890,6 2.241,3 Nợ nhóm 2 70 75,4 62,3 57,4 55,7 Nợ nhóm 3 55 67 43 34 34 Nợ nhóm 4 30 29 20 10 9 Nợ nhóm 5 10 8 5 3 3 Tổng nợ quá hạn 165 179,4 130,3 104,4 101,7 Tổng nợ xấu 95 104 68 47 46 Tổng dƣ nợ cho vay DN 2.650 2.550 2.034 1.995 2.343
(Nguồn: Agribank - Chi nhánh Đồng Nai)
Theo bảng số liệu phân loại nợ tín dụng với DN, chiếm đa số là nợ nhóm 1. Năm 2012, dƣ nợ nhóm 1 là 2.485 tỷ đồng. Con số này đã giảm xuống 2.370,6 tỷ đồng và 1.903,7 tỷ đồng vào năm 2013 và 2014. Qua năm 2015 vẫn tiếp tục giảm còn 1.890,6 tỷ đồng nhƣng sang năm 2016 tình hình đã đƣợc cải thiện đã tăng lên 2,241,3 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ nhóm 2 có xu hƣớng giảm, từ 75,4 tỷ đồng năm 2013 và giảm xuống 55,7 tỷ đồng năm 2016. Nợ nhóm 3 đã tăng từ 55 tỷ đồng năm 2012 lên 67 tỷ đồng năm 2013 và giảm xuống 43 tỷ đồng năm 2014, tiếp tục giảm 34% vào hai năm sau. Trong giai đoạn này, nợ nhóm 4 giảm từ 30 tỷ đồng năm
2012 xuống 9 tỷ đồng năm 2016 và nợ nhóm 5 giảm từ 10 tỷ đồng xuống 3 tỷ đồng.