Nghĩa của sự mở rộng cho vay Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 28)

8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.3.2. nghĩa của sự mở rộng cho vay Doanh nghiệp

Đối với ngân hàng

- Mở rộng hoạt động cho vay DN làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.

Việc mở rộng hoạt động cho vay giúp cho các NHTM đánh giá đƣợc từng đối tƣợng khách hàng, phân loại đƣợc từng đối tƣợng khách hàng giúp ngân hàng

tránh đƣợc rủi ro và chính điều đó cũng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Các NHTM trong quá trình đánh giá hiệu quả cho vay sẽ phân loại từng đối tƣợng khách hàng, từ đó có các chính sách ƣu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn đối với từng doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

- Mở rộng hoạt động cho vay DN giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay hoàn thiện hơn.

Mở rộng cho vay DN giúp ngân hàng chú trọng kiểm soát tốt hơn rủi ro từ hoạt động cho vay. Thông qua việc xác định đƣợc những nguyên nhân chủ yếu tác động đến hiệu quả cho vay DN, ngân hàng sẽ hoàn thiện hơn trong công tác cho vay. Từ đó giúp ngân hàng rút ra những kinh nghiệm trong phân tích đánh giá khách hàng, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhƣ đƣa ra các cơ cấu nợ hợp lý, đƣa ra mức lãi suất và thời hạn nợ phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng… Đồng thời cũng giúp các ngân hàng thu thập đƣợc nhiều thông tin hơn về khách hàng, giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngoài ra, để hoạt động cho vay thực sự mang lại hiệu quả hơn nữa thì bên cạnh các sản phẩm tín dụng truyền thống các NHTM cần phát triển các dịch vụ đi kèm. Có nhƣ vậy thì số lƣợng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng gia tăng phong phú hơn, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính.

Đối với doanh nghiệp

- Mở rộng hoạt động cho vay DN giúp các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng thuận lợi hơn.

Mở rộng hoạt động cho vay DN buộc các ngân hàng phải đƣa ra đƣợc các biện pháp phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra nhƣng vẫn đem đến cho ngân hàng mức lợi nhuận có thể chấp nhận đƣợc. Tức là ngân hàng đã sẵn sàng đƣơng đầu với những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay DN, vì vậy các DN có cơ hội tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng quan trọng này. Trong quá trình hoạt động sản xuất của mình, vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của DN, DN sẽ làm ăn hiệu quả hơn nếu có một cơ cấu vốn tối ƣu. Khi DN tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng thì quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn,

cùng với đó hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cả ngân hàng và doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trƣớc khi quyết định cho vay và vay, cần xác định tỷ lệ vốn vay hợp lý để tránh đƣợc rủi ro cho ngân hàng nhƣng đồng thời cũng không bỏ qua cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mở rộng hoạt động cho vay giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Khi đi vay doanh nghiệp phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn. Do đó, buộc các doanh nghiệp phải tính toán chính xác chi phí sản xuất kinh doanh, tốc độ quay vòng của vốn, giá thành sản phẩm… sao cho sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh DN không chỉ thu đủ để trả nợ ngân hàng mà còn có lợi nhuận mang lại. Để làm tốt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng hạch toán kinh doanh, tổ chức kinh doanh, sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

- Mở rộng hoạt động cho vay DN buộc công tác hạch toán kế toán của các DN phải rõ ràng minh bạch hơn.

Các báo cáo tài chính là những tài liệu quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ xin vay vốn của các DN. Thông qua đó ngân hàng có thể phân tích, thẩm định,đánh giá năng lực tài chính cũng nhƣ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định cho vay hay không. Nếu các báo cáo thiếu tính minh bạch, không rõ ràng, không chứng minh đƣợc khả năng tài chính lành mạnh của doanh nghiệp thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn. Vì thế, DN khi đi vay cần phải đáp ứng đầy đủ và chính xác các yêu cầu của ngân hàng để việc vay vốn dễ dàng, thuận lợi hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian, đảm bảo kịp thờinguồn vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra đúng dự định.

- Mở rộng hoạt động cho vay DN làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín cho các doanh nghiệp.

Mở rộng hoạt động cho vay DN giúp các DN tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho DN mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh. Nhờ nguồn vốn vay đó, DN có khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cho vay DN

sản phẩm, mở rộng các quan hệ hợp tác từ đó tạo uy tín lớn cho DN trên thƣơng trƣờng.

Đối với nền kinh tế

Việc mở rộng hoạt động cho vay không những tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn mà còn giúp cho hoạt động của ngân hàng mang lại thu nhập đáng kể. Điều đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, mở rộng hoạt động cho vay buộc các NHTM phải có một cơ cấu vốn, một chính sách tín dụng hợp lý nhằm giải quyết các mối quan hệ cung cầu trong nền kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả; đồng thời cũng tạo điều kiện để mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, giảm đƣợc lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, tiết kiệm chi phí lƣu thông cho xã hội.

Mở rộng hoạt động cho vay DN tạo đà cho việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tăng uy tín cho ngân hàng; đồng thời góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ.

Mở rộng hoạt động cho vay sẽ thúc đẩy sự phát triển các DN; góp phần quan trọng trong việc thực hiên các quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế của đất nƣớc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, xoá đói giảm nghèo, khơi dậy các tiềm năng phát triển của địa phƣơng, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 28)