Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 104 - 116)

Các chính sách, chiến lược của CP đúng đắn, kịp thời trong thời gian đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các TCTD và của nền kinh tế tài chính của nước ta; Tuy nhiên, với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính NH, và nhằm những rủi ro phát sinh trong hoạt động NH, CP cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn theo hướng:

-Trong việc hoạch định chính sách, CP cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức chính sách tiền tệ, thay đổi định hướng một cách đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng và đến nền kinh tế tài chính tiền tệ như đã xảy ra trong các năm gần đây.Ngoài ra, việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban hành, DN để đảm bảo việc thực thi được chính sách, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

-Hoàn thành hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, đồng nhất ổn định, tránh chồng chéo nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong văn bản hiện hành liên quan đến hoạt động của các TCTD. Ví dụ, hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến việc xử lý nợ theo hướng: trong trường hợp NH đã thực hiện đúng các quy định pháp luật về các thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm khi cấp tín dụng cho KH; thì khi xử lý nợ, NH được toàn quyền trong việc thanh lý TSBĐ đó để thu nợ nhằm khắc phục khó khăn về quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý TSBĐ thu hồi vốn vay quá lâu như thực tế hiện nay

-Bên cạnh đó, cần xây dựng luật giám sát, hệ thống giám sát đảm bảo cho hoạt động giám sát tài chính, NH có hiệu quả và thống nhất; xây dựng hệ thống cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính.

-Hiện nay, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế CP cần có những quy định hỗ trợ để mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp NH xử lý nợ xấu.

-Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính DN có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán còn sơ sài hoặc thiếu trung thực.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế,… để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nói chung và NHTM nói riêng phát

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ tầm nhìn, sứ mệnh của VPBank trong thời gian tới, để có thể đạt được những mục tiêu và tham vọng đó thì hoạt động kinh doanh cần phải được nâng cao hơn nữa.Đối với hệ thống NH, hoạt động QTRRTD là một trong những chìa khóa, có tác động lớn nhất đến kết quả kinh doanh.

Để có thể hoàn thiện hoạt động QTRRTD, VPBank cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp được đưa ra chi tiết tại chương 3.Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động QTRRTD tại VPBank mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với NHNN và CP nhằm hỗ trợ NH trong hoạt động QTRRTD của mình.

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong HĐTD như: xây dựng chính sách cho vay, hoàn thiện quy trình tín dụng, đề xuất thay đổi cơ cấu tổ chức,…nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi, thủ tục tinh gọn, hỗ trợ VPBank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của mình, góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

KẾT LUẬN

Hoạt động QTRRTD là một trong những hoạt động quan trọng của các NHTM.Mô hình QTRRTD có nhiều hình thức tùy thuộc vào quy mô, mức độ hứng chịu rủi ro và độ phức tạp trong bộ máy tổ chức của từng NH.Tuy nhiên, điểm chính yếu khi xác định mô hình QTRRTD đúng đắn là phải gắn kết được mô hình QTRR đó với mục tiêu và chiến lược tổng thể của NH. Điều quan trọng là cần hiểu được tại sao NH cần có một mô hình QTRRTD mạnh mẽ hơn là chỉ đơn giản nó.

Trong hoạt động NH việc đương đầu và chấp nhận RRTD là việc hết sức bình thường.Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh NH là yêu cầu khách quan hợp lý.Vấn đề là phải tự lựa chọn rủi ro trong sức chịu đựng của mình và làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. RRTD và các biện pháp hạn chế rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị NH đã và đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động QTRRTD.

Dựa trên những cơ sở lý luận của RRTD và hoạt động QTRRTD, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng HĐTD, các biện pháp phòng ngừa RRTD đang được thực hiện tại VPBank, phân tích những rủi ro đã xảy ra, tìm ra nguyên nhân của RRTD và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất, có thể áp dụng ngay trong thực tế hoạt động hàng ngày của hệ thống nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong công việc hàng ngày của tác giả. Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, môi trường và điều kiện kinh doanh luôn thay đổi nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.

Xin chân thành cảm ơn TS.Lê Thị Hiệp Thương đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này.

1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP VPBank các năm 2011-2014

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS. Đặng Hà Giang, TS. Hoàng Hùng, ThS. Trần Văn Thanh, ThS. Lê Thị Hồng Phúc, ThS. Nguyễn Văn Thầy, ThS. Nguyễn Kim Trọng (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.

3. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2008), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân

hàngthương mại để phát triển bền vững,Tạp chí phát triển kinh tế số 212, tr.32-36.

4. PGS.TS Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP.HCM.

5. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê, TP.HCM.

6. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

6. PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, Tạp chí Ngân hàng số 1 năm 2008 trang 32, 33, 34, 35.

7. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình

tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các

NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Nhà xuất bản Thống

Tài liệu Tiếng Anh

12. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: A chanllenge for the new millennium.

13. Hennie van Greuning –Sonjatanovic (1999), Analyzing banking Risk, the World Bank.

14. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication.

15. Gup, Avram, Beal, Lambert, and Kolari (2007), Commercial Banking, The Management of Risk, John Wiley & Sons Publication.

16. World Bank (2001), Banking Reform in Vietnam.

Website 1. http://acb.com.vn/ 2. https://mbbank.com.vn 3. https://www.vietinbank.vn 4. https://www.vietcombank.com.vn/ 5. https://www.techcombank.com.vn 6. https://scb.com.vn 7. https://scb.com.vn

Phụ lục 01: Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng

Cấp phê duyệt Phê duyệt giải ngân trong Mức/HMTD đã được phê duyệt thường (không được đảm bảo 100% bằng sổ tiết

kiệm, số dư tài khoản, GTCG do VPBank phát hành) Các nghiệp vụ khác (cấp tín dụng lần đầu) Đảm bảo 100% bằng sổ tiết kiệm,

số dư tài khoản, GTCG do VPBank phát hành Cấp tín dụng theo sản phẩm Cho vay Tổng các hình thức cấp tín dụng Mua nợ đủ tiêu chuẩn Nhận ủy thác/ủy thác cho vay Đồng tài trợ cho vay Đồng tài trợ cấp tín dụng Cho vay Cấp tín dụng HĐQT Tối đa theo thẩm quyền của HĐQT và theo pháp luật và điều lệ HĐTD cấp cao 300 450 300 300 300 450 Không giới hạn giá trị Không giới hạn giá trị Theo sản phẩm HĐTD khu vực 50 75 0 50 50 75 Theo sản phẩm CGPD cấp A 30 45 0 0 0 0 Theo sản phẩm Trong phạm vi Mức/ HMTD CGPD cấp B1 20 30 0 0 0 0 Theo sản phẩm CGPD cấp B2 12 18 0 0 0 0 40 40 Theo sản phẩm CGPD cấp C1 8 10 0 0 0 0 30 30 Theo sản phẩm 50 CGPD cấp C2 5 5 0 0 0 0 0 0 Theo sản phẩm 0 CGPD cấp C3 3 3 0 0 0 0 0 0 Theo sản phẩm 0 CGPD Theo sản

1 Tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

1.1

Số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm, tiền gửi theo Hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi hoặc Giấy tờ có giá do VPBank phát hành

A1 100

1.2

Số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm, tiền gửi theo Hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi hoặc Giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành

A2 98

2 Cổ phiếu

2.1 Cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập trung D1 60 2.2 Cổ phiếu chưa niêm yết hoặc niêm yết trên thị trường phi

tập trung E1 50

3 Trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu

3.1 Do Cơ quan Nhà nước, NHTM nằm trong danh sách các

NHTMCP do VPBank ban hành trong từng thời kỳ A2 98

3.2 Do các đơn vị khác phát hành E1 50

4 Bất động sản

4.1 Căn hộ chung cư/ Căn hộ tập thể

4.1.1 Căn hộ chung cư mới xây dựng từ năm 1998 về sau B2 75 4.1.2 Căn hộ chung cư cũ xây dựng trước năm 1998 C2 65

4.2 Quyền sử dụng đất ở

4.2.1 Tại các thành phố trực thuộc Trung Ương

a) Tại các Quận nội thành B2 75

b) Tại các vị trí còn lại (không bao gồm thị xã) C2 65

4.2.2 Tại các thành phố trực thuộc Tỉnh, các Thị xã

a) Tại các quận/ phường Nội thành, và tại các Thị xã C1 70

b) Tại các vị trí còn lại D1 60

4.2.3 Tại các thị trấn, hoặc đất ở nông thôn được phép nhận làm TSBĐ

a) Tại thị trấn C2 65

b) Tại các vị trí còn lại D2 55

4.3 Quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh và/hoặc công trình xây dựng trên đất SXKD

4.3.1 Có mục đích sử dụng là Khách sạn, Văn phòng, TTTM, Khu Resort

a) Tại các quận Nội thành các thành phố, và tại các Thị xã C1 70

b) Tại các vị trí còn lại D2 55

4.3.2 Có mục đích sử dụng nhà xưởng sản xuất, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các mục đích SXKD khác

a) Tại các quận Nội thành các thành phố, và tại các Thị xã C1 70

b) Tại các vị trí còn lại E1 50

4.4 Quyền sử dụng đất nông nghiệp

4.4.1 QSD đất nông nghiệp liền kề đất ở/đất SXKD, được ghi nhận trong cùng 1 Giấy chứng nhận với đất ở/ đất SXKD

Bằng mức

Theo tỷ lệ đất ở/đất SXKD cùng

SXKD cùng vị

trí

4.4.2 QSD đất nông nghiệp không liền kề đất ở/đất SXKD, không được ghi nhận trong cùng 1 Giấy chứng nhận với đất ở/ đất SXKD

a) Đất xen kẹt giữa khu dân cư thuộc các phường, quận nội

thành, nội thị D1 60

b) Đất nông nghiệp khác E1 50

5 Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng /thuê dài hạn (chủ đầu tư dự án bất động sản) 6

Phương tiện vận tải có nguồn gốc thương hiệu của các nước không phải Trung Quốc, Việt Nam (Hyundai, Kia, Hino, Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Daewoo, Thaco- Kia, Thaco – Hyundai….)

6.1

Xe ô tô du lịch < 8 chỗ, xe bán tải < 5 chỗ không dùng cho mục đích kinh doanh cho thuê, chở thuê, vận tải, taxi (xe gia đình hoặc sử dụng nội bộ cơ quan, DN), trị giá không quá 2 tỷ đồng)

B2 75

6.2

Xe ô tô du lịch < 8 chỗ, xe bán tải < 5 chỗ không dùng cho mục đích kinh doanh, trị giá từ trên 2 tỷ đến 5 tỷ đồng; hoặc xe bán tải > 5 chỗ và các loại xe khác sử dụng cho mọi mục đích (bao gồm cả: xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc, rơ mooc)

C1 70

6.3 Xe ô tô du lịch < 8 chỗ, trị giá lớn hơn 5 tỷ đồng D1 60

7

Xe có nguồn gốc thương hiệu Việt Nam, Trung Quốc (Thaco – Ollin, Thaco – Auman, Vinaxuki, Jac, Faw, Cuu Long, CNHTC-Sinotruck, Transinco, Chienthang....)

7.1

Xe ô tô du lịch < 8 chỗ, xe bán tải < 5 chỗ không dùng cho mục đích kinh doanh cho thuê, chở thuê, vận tải, taxi (xe gia đình hoặc sử dụng nội bộ cơ quan, DN), trị giá không quá 1 tỷ đồng)

C1 70

7.2

Xe ô tô du lịch < 8 chỗ, xe bán tải < 5 chỗ không dùng cho mục đích kinh doanh, trị giá từ trên 1 tỷ đến 5 tỷ đồng; hoặc xe bán tải > 5 chỗ và các loại xe khác sử dụng cho mọi mục đích (bao gồm cả: xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc, rơ mooc)

E1 50

8

Phương tiện vận tải chuyên dùng (không bao gồm: xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc, rơ mooc); phương tiện thi công

D1 60

9 Tàu biển, tàu sông, và các phương tiện vận tải thủy

khác E1 50

10 Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất D2 55 11 Hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất

b) Hàng ra”, thuê kho thứ ba và/hoặc có bảo vệ do VPB thuê, xuất hàng theo văn bản giải chấp của VPBank

C1 70

c)

Hàng hóa được quản lý theo phương thức “Tiền vào – Hàng ra”, khách hàng tự quản lý kho hàng và xuất nhập hàng theo các điều kiện đã theo thuận với VPBank

D2 60

11.2 Hàng hóa khác

a) Hàng hóa được quản lý theo phương thức cầm cố

Sim, thẻ B1 80

Sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, may mặc, giầy dép, đồ

da, sản phẩm từ gỗ, sản phẩm ngành công nghiệp, điện tử C1 70

Khoáng sản D2 55

Hàng hóa còn lại được quản lý theo phương thức cầm cố D1 60 b)

Hàng hóa được quản lý theo phương thức “Tiền vào – Hàng ra”, thuê kho thứ ba và/hoặc có bảo vệ do VPB thuê, xuất hàng theo văn bản giải chấp của VPBank Sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, may mặc, giầy dép, đồ

da, sản phẩm từ gỗ, sản phẩm ngành công nghiệp, điện tử C2 65

Khoáng sản E1 50

Hàng hóa còn lại D2 55

c)

Hàng hóa được quản lý theo phương thức “Tiền vào – Hàng ra”, khách hàng tự quản lý kho hàng và xuất nhập hàng theo các điều kiện đã theo thuận với VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)