Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 63 - 64)

Giám sát tín dụng độc lập là một khâu quan trọng trong quy trình kiểm soát RRTD với mục tiêu đảm bảo các khoản cấp tín dụng được sử dụng đúng mục đích, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm có khả năng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của NH;

Giám sát tín dụng độc lập đảm bảo các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách, định hướng của VPBank trong hoạt động cấp tín dụng được tuân thủ đầy đủ và đưa ra những cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro;

Giám sát tín dụng độc lập nhằm kiểm soát và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cung cấp thông tin tín dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

Về tổ chức bộ máy giám sát tín dụng độc lập của VPBank có: Phòng Giám sát tín dụng thuộc Khối Vận hành và Phòng kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm soát.

Đơn vị kiểm tra, giám sát nội bộ HĐTD phải được tổ chức độc lập với bộ phận kinh doanh và bộ phận ra quyết định cấp tín dụng;

Việc kiểm tra, giám sát tín dụng phải thực hiện định kỳ và thường xuyên đối với HĐTD;

+ Thực hiện kiểm tra trực tiếp và định kỳ các khoản nợ; giám sát tình hình tuân thủ của bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác đối với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.

+ VPBank định kỳ theo dõi và đánh giá giá trị thị trường và tính pháp lý của tài sản bảo đảm. Khi có các thông tin về sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị của tài sản bảo đảm, VPBank cần phải đánh giá lại ngay giá trị của tài sản bảo đảm.

+ Khi có các thông tin thể hiện sự suy giảm chất lượng tín dụng hoặc dấu hiệu tăng rủi ro, VPBank tiến hành rà soát, đánh giá lại ngay chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro. Các thông tin bất lợi này phải được thông báo ngay cho tất cả các đơn vị có liên quan của VPBank;

+ Định kỳ hoặc khi cần thiết, VPBank sử dụng phương pháp phân loại rủi ro để đánh giá lại mức độ RRTD. Mức độ chi tiết của việc đánh giá RRTD phải tương xứng với mức độ rủi ro của khoản tín dụng đang được xem xét;

+ Kiểm tra thực tế KH, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của KH

Đơn vị kiểm tra, giám sát nội bộ HĐTD chịu trách nhiệm báo cáo với Ban Kiểm soát về kết quả kiểm tra, đưa ra những kiến nghị, cảnh báo nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)