Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 42)

NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (NH TMCP Các DN Ngoài Quốc Doanh trước đây) thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc NHNN cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Sau gần 22 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 7.324 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên.

VPBank là thành viên của nhóm 12 NH hàng đầu Việt Nam (G12) và đang từng bước khẳng định uy tín của một NH năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và các kênh phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hìn

phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. NH luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa DN

VPBank. Bên cạnh đó, NH đã từng bước phát triển một hệ thống QTRR độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của NH. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị DN

ng ty rõ ràng và minh bạch.

càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: NH thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng NH có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 DN lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.

2.1.2 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng

Trong gần 22 năm hoạt động, VPBank luôn được đánh giá là một trong những NH có sự tăng trưởng ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính của VPBank qua các năm 2011-2014 như sau:

Về huy động vốn: VPBank tăng trưởng nhanh về quy mô và tốt về chất lượng. Chất lượng nguồn vốn của VPBank rất tốt do các nguồn vốn như tiền gửi của KH, vốn và các quỹ…..có mức tăng trưởng tốt. Tóm lại, tốc độ tăng trưởng huy động vốn

của VPBank trong những năm gần đây là khá cao.Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của NH, đồng thời thể hiện vị thế của NH.

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn và cho vay của VPBank năm 2011- 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014).

Về tín dụng: VPBank có được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như vậy là nhờ áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng KH trong thời kỳ kinh tế khó khăn. So sánh với các NH khác thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank là khá cao và ổn định.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của một số Ngân hàng thương mại

Đơn vị tính: tỷ đồng NH 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng 2012 2013 2014 ACB 102.809 102.814 107.190 116.324 0,05% 4,26% 8,52% Eximbank 74.663 74.922 83.354 87.188 0,35% 11,25% 4.6% Techcombank 63.451 68.261 70.275 80.308 7,58% 2,95% 14,28% Vietinbank 293.434 333.356 460.079 544.000 13,61% 38,01% 18%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB, Eximbank, Techcombank, Vietinbank năm 2011, 2012, 2013, 2014)

Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản của VPBank từ năm 2011-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng 0 100000 200000 Tổng tài sản 82818 102673 121264 163241 2011 2012 2013 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014)

Bảng 2.4: Lợi nhuận của VPBank năm 2011, 2012, 2013 và năm 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

I. Thu nhập hoạt động thuần 2.487 3.114 4.969 6.270

1. Thu nhập lãi thuần 2.045 3.062 4.083 5.291 2. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 407 271 603 608 3. Lãi thuần từ hoạt động KDNT và vàng 13 (117) (21) (90) 4. Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán 22 (102) 304 461

II. Lãi thuần từ hoạt động khác 24 105 108 (7)

III. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 4 17 12 8

IV. Chi phí hoạt động 1.302 1.875 2.838 3.683

V. LN trƣớc dự phòng RR 1.213 1.362 2.251 2.588

Trích dự phòng RR 149 413 896 980

VI. Lơi nhuận trƣớc thuế 1.064 949 1.355 1.608

VII. Chi phí thuế TNDN 264 234 337 335

VIII. Lợi nhuận sau thuế 800 715 1.018 1.273

Về lợi nhuận: Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong tổng tài sản và các hoạt động cốt lõi của NH, tổng thu nhập hoạt động thuần hợp nhất năm 2013 và năm 2014 tăng mạnh. Đặc biệt, tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2014 là 6.270 tỷ đồng, tăng 1.301 tỷ đồng, tương ứng 26,18%. Đóng góp vào sự tăng trưởng trong thu nhập hoạt động thuần đến từ tất cả các hoạt động, trong đó tăng nhiều nhất là thu nhập lãi thuần (tăng 1.208 tỷ đồng, tương ứng tăng 30%), chủ yếu đến từ tăng trưởng mạnh quy mô các hoạt động huy động, cho vay và duy trì bảng cân đối tài sản vững mạnh, hiệu quả.

Nhìn nhận một cách tổng thể hoạt động của VPBank giai đoạn 2011-2014 tương đối khả quan, có thể khẳng định giai đoạn mà VPBank đã đi qua tuy nhiều thử thách và có một số chỉ tiêu chưa đạt như kỳ vọng, nhưng VPBank đã đạt nhiều thành công và khẳng định mình trên thị trường tài chính. VPBank đã từng bước vượt qua những khó khăn để kiên định với mục tiêu, chiến lược của mình, thực hiện thành công rất nhiều dự án xây dựng nền tảng cho hoạt động kinh doanh và quản trị.

2.2 Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank trong giai đoạn 2011-2014 đoạn 2011-2014

2.2.1 Tình hình Hoạt động tín dụng của VPBank

Trong những năm qua, VPBank tiếp tục thực hiện chiến lược từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng và phân loại KH nhằm tuân thủ các yêu cầu của WB đối với sự phát triển cơ cấu tín dụng. Cơ cấu dư nợ cho vay của VPBank cũng đã có những chiều hướng thay đổi tích cực, thể hiện qua các tiêu chí phân loại cơ cấu như sau:

VPBank tập trung chủ yếu cho vay đối với ngành thương mại, sản xuất và chế biến, đặc biệt chủ yếu tài trợ đối với những ngành được Nhà nước và CP khuyến khích gia công sản xuất, kinh doanh. Sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của các ngành này là do các đóng góp từ chính sách lãi suất và cho vay cạnh tranh của VPBank, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ KH, CSTD linh hoạt. Đối với lĩnh vực xây dựng, VPBank luôn duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý trong danh mục cho vay để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, khi tình hình bất động sản có nhiều biến động như hiện nay.

Bảng 2.5: Dƣ nợ của VPBank theo loại hình ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2011,2012,2013 và năm 2014)

2.2.1.2 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn

Trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay thì nhu cầu vay vốn của thị trường là khá lớn (cả ngắn, trung, dài hạn),

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nông nghiệp và lâm nghiệp 224 0.76% 1.006 2,73% 1.615 3,08% 2.387 3,05% Thương mại, sản xuất và chế biến 24.486 83,9% 21.539 58,37% 16.161 30,8% 39.799 50,78% Xây dựng 2.118 7,26% 5.999 16,26% 3.794 7,23% 4.190 5,35% Kho bãi, vận tải,

thông tin liên lạc

563 1,92% 1.146 3,11% 1.725 3,28% 3.498 4,46%

Cá nhân và các hoạt động khác

1.793 6,16% 7.213 19,53% 29.179 55,61% 28.505 36,37%

trong đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn là để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, còn nhu cầu vay vốn trung dài hạn là để mở rộng và phát triển sản xuất nhằm góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Bảng 2.6: Dƣ nợ của VPBank theo loại kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2011,2012,2013 và năm 2014)

Với điều kiện kinh tế hiện nay, VPBank đẩy mạnh cho vay trung hạn. Tuy nhiên, loại hình cho vay trung và dài hạn thì ẩn chứa nhiều rủi ro hơn loại hình cho vay ngắn hạn vì thời gian thu hồi vốn vay dài hơn, NH sẽ không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra như rủi ro do thiên tai, rủi ro lãi suất…Mặt khác, nguồn vốn huy động của các NH chủ yếu là ngắn hạn và NH dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung dài hạn thì nguồn vốn này sẽ không được đảm bảo an toàn, tính thanh

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 20.279 69,49% 22.746 61,64% 24.575 46,83% 24.914 31,79% Cho vay trung hạn 5.708 19,56% 10.211 27,67% 18.734 35,7% 37.350 47,65% Cho vay dài hạn 3.197 10,95% 3.946 10,69% 9.165 17,47% 16.115 20,56% Tổng cộng 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100%

khoản của NH bị hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn của VPBank đã chú trọng và đẩy mạnh loại hình cho vay ngắn hạn, trung hạn và hạn chế cho vay dài hạn.

2.2.1.3 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.7: Dƣ nợ của VPBank theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DN Nhà nước 460 1,58% 1.273 3,45% 1.454 2.77% 4.014 5,12% Công ty trách nhiệm hữu hạn 6.326 21,68% 9.129 24,74% 14.592 27,81% 18.565 23,69% Công ty cổ phần 4.860 16,65% 8.039 21,78% 12.757 24,31% 18.022 22,99% DN có vốn đầu

tư nước ngoài 16 0.05% 131 0.35% 227 0,43% 593 0,76% DN tư nhân 575 1,97% 590 1.59% 494 0,94% 546 0,7% Cho vay cá nhân và cho vay khác 16.947 58,07% 17.741 48,09% 22.950 43,74% 36.639 46,75% Tổng cộng 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100%

Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng KH chủ yếu của VPBank là KHCN và KHDN vừa và nhỏ. Trong giai đoạn 2011-2014, tỷ trọng cho vay KHDN có xu hướng tăng nhanh hơn tỷ trọng cho vay KHCN. Thu nhập từ nhóm KH này là rất lớn do đặc điểm của nền kinh tế nước ta, tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý còn yếu kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,…cũng gây trở ngại không nhỏ cho VPBank. Bởi vì khi cho vay đối với các đối tượng KH này, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước biến động hàng ngày của môi trường kinh tế, xã hội bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của VPBank.

Tuy nhiên, cho vay KHCN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Việc tập trung dư nợ vào các thành phần kinh tế này sẽ giúp VPBank tăng trưởng tín dụng được nhiều hơn vì các thành phần kinh tế này chiếm chủ yếu, đa số và là thành phần được xem là giúp tạo ra GDP nhiều cho nền kinh tế. Đồng thời cho vay các thành phần này mức độ rủi ro có thể thấp vì các món vay của các thành phần này đa phần nhỏ vì vậy phải cho vay nhiều KH thì dư nợ mới tăng nên nếu phát sinh nợ quá hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn sẽ ít, không cao như cho vay các DN quốc doanh thường là những món vay lớn và kinh doanh không có hiệu quả.

2.2.1.4 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo chất lƣợng tín dụng

Năm 2014, dư nợ của nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đạt 74.230 tỷ đồng, tăng 52,95% so với năm 2013; tốc độ tăng nhóm nợ này cao hơn với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (49,37%) chứng tỏ VPBank tăng trưởng dư nợ trên cơ sở có kiểm soát RRTD. Có được điều này là do VPBank luôn chú trọng và chủ động thực hiện quyết liệt thường xuyên hoạt động QTRRTD. Tuy nhiên, ta thấy dư nợ của nhóm nợ nghi ngờ và nhóm nợ dưới tiêu chuẩn tăng nhanh qua các năm cho thấy hoạt động xử lý

nợ vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, tiến trình xử lý nợ vẫn còn mất nhiều thời gian, khả năng xảy ra tổn thất cho NH ngày càng cao.

Bảng 2.8: Dƣ nợ của VPBank theo chất lƣợng tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 26.305 90,14% 32.970 89,34% 48.531 92,49% 74.230 94,71% Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 2.346 8,04% 2.930 7,94% 2.469 4,71% 2.160 2,76% Nhóm 3 – Nợ

dưới tiêu chuẩn 275 0,94% 257 0,70% 595 1,13% 767 0,98% Nhóm 4 – Nợ

nghi ngờ 68 0,23% 554 1,50% 474 0,91% 706 0,9% Nhóm 5 – Nợ có

khả năng mất vốn 190 0,65% 192 0,52% 405 0,76% 516 0,66%

Tổng cộng 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78379 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2011,2012,2013 và năm 2014)

Tóm lại, cơ cấu danh mục cho vay KH của toàn hệ thống VPBank không ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay. Qua đó phân tán RRTD và đưa ra những cảnh báo sớm nhằm hạn chế kiểm soát RRTD

2.2.2 Đánh giá môi trƣờng rủi ro tín dụng theo Basel

VPBank đã và đang thực hiện hầu hết các nguyên tắc QTRRTD của Basel vào việc thiết lập môi trường rủi ro tín dụng với hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng phù

hợp theo quy trình cấp tín dụng lành mạnh và thường xuyên duy trì hoạt động cấp tín dụng hiệu quả. VPBank thực hiện xây dựng chính sách QTRRTD xuyên suốt với hệ thống văn bản nội bộ cụ thể như các chính sách và định hướng tín dụng, các quy trình kiểm soát mang tính đồng nhất chung đối với từng sản phẩm tín dụng; đối với những sản phẩm tín dụng đặc biệt còn có những quy trình kiểm soát riêng cụ thể đối với những sản phẩm đó.

Trên thực tế trong thời gian gần đây, VPBank đã chú trọng rất nhiều đến chất lượng tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Các bộ phận sản phẩm tín dụng và Ban kiểm toán nội bộ và hoạt động QTRRTD được thực hiện xuyên suốt hoạt động cấp tín dụng toàn ngân hàng bằng các hoạt động cụ thể sau:

+ Tham mưu và đóng góp ý kiến cho HĐQT và Ban Tổng giám đốc trước khi ban hành các định hướng, chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

+ Xây dựng, thử nghiệm và đưa ra các biện pháp QTRRTD đầy đủ trước khi đưa vào áp dụng hoặc triển khai các sản phẩm tín dụng mới.

+ Phối hợp với các bộ phận khác cùng đưa ra các biện pháp xử lý và ngăn ngừa đối với các rủi ro tín dụng hiện hữu và tiềm ẩn trong từng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.

+ Phối hợp với Trung tâm đào tạo để tổ chức các buổi tập huấn và phổ biến đến từng nhân viên các kiến thức có liên quan về những sản phẩm, rủi ro tín dụng chủ trương, định hướng chính sách tín dụng cũng như chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ.

Mặc dù, VPBank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc tạo lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)