Mục tiêu của QTRRTD là giảm thiểu RRTD và hạn chế tối đa tổn thất khi có rủi ro xảy ra, từ đây NH sẽ thiết lập một CSTD phù hợp, một chính sách để định hướng cho NH đó đi đúng để đạt được mục tiêu.
CSTD là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối HĐTD do HĐQT của NH đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các DN, tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của CP.
Theo đó, CSTD xác định những giới hạn áp dụng cho các HĐTD, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong HĐTD. Ngoài ra, CSTD được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Như vậy, mỗi quyết định cấp tín dụng đều phải dựa trên việc thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn được đề ra bởi NH, mà không dựa trên những tiêu chuẩn về kiến thức của CBTD, từ đó có thể hạn chế RRTD xảy ra.
CSTD phản ánh cương lĩnh tài trợ của NH và chúng có hai kiểu trạng thái hay hai kiểu chính sách: mở rộng hay thắt chặt được thực hiện thông qua các công cụ như: lãi suất, tiêu chuẩn xét duyệt cấp tín dụng và mức đảm bảo của mỗi khoản tín dụng.
Một CSTD phù hợp là CSTD linh hoạt, qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình nền kinh tế cũng như tình hình QTRRTD của NH. Như vậy, các NH cần phải:
- Xây dựng phương pháp xác định và đo lường RRTD hiệu quả, bao gồm: cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của KH, chuẩn hóa hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm theo khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ.
- Quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định việc cho vay và nhận TSBĐ tiền vay;
- Tăng cường, kiểm tra, giám sát việc chấp nhận các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản;
- Xây dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng KH, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD;
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về QTRR; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách KH vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng KH vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.