Các nhà PTKT theo dõi và phân tích nhiều loại thị trƣờng khác nhau nên họ có đƣợc cảm nhận rất tốt về những biến động chung nhất của toàn thị trƣờng, tránh đƣợc tình trạng có cái nhìn hạn hẹp về thị trƣờng. Ngoài ra, giữa các thị trƣờng
thƣờng có mối liên hệ lẫn nhau, nên những biến động giá ở một thị trƣờng này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một số thị trƣờng khác.
Các NĐT có thể ứng dụng PTKT để phân tích chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, ngoại hối, hợp đồng tƣơng lai và bất kỳ công cụ giao dịch nào có giá đƣợc xác định bởi cung cầu và có dữ liệu giao dịch.
Với những lợi thế đã trình bày, phƣơng pháp PTKT ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi và nó trở thành công cụ phân tích không thể thiếu trong các quyết định đầu tƣ. PTKT là công cụ mà các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tƣ và các nhà giao dịch sử dụng thƣờng xuyên để hỗ trợ họ trong việc xác định khi nào thì nên gia nhập hay rút lui khỏi thị trƣờng. Trên thực tế, rất nhiều ngƣời kết hợp phân tích cơ bản và PTKT trong quy trình ra quyết định đầu tƣ của họ, phân tích cơ bản đƣợc dùng để sàng lọc, chọn ra chứng khoán có các yếu tố cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhà phân tích. Đối với việc xác định thời điểm nào để đầu tƣ? Khi nào thì sẽ gia nhập và thoát khỏi thị trƣờng?, họ sẽ dùng PTKT nhƣ một công cụ để trả lời cho các câu hỏi này.
2.1.5. Thách thức của phƣơng pháp phân tích kỹ thuật
Nhiều ngƣời hoài nghi về hiệu quả của việc áp dụng phƣơng pháp PTKT. Họ hoài nghi về các giả định nền tảng của PTKT và về các quy tắc giao dịch, các ứng dụng trong dài hạn. Các diễn biến giá trong quá khứ có thể không lặp lại. Một kỹ thuật đã từng mang lại kết quả trƣớc đó có thể không còn giá trị trong những biến động tiếp theo của thị trƣờng. Thách thức này khiến cho các nhà PTKT đều phải sử dụng một số quy tắc giao dịch nhất định và tìm kiếm kết quả trùng hợp của các quy tắc giao dịch hay các dấu hiệu để có cơ sở dự đoán xu hƣớng giá trong tƣơng lai.