Sự tồn tại của lý thuyết thị trƣờng hiệu quả và bƣớc đi ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 38 - 39)

nhiên

Thách thức lớn nhất của PTKT nằm ở lý thuyết thị trƣờng hiệu quả (Efficient Market Hypothesis – EMH). Theo Fama (1970), thị trƣờng đƣợc xem là hiệu quả khi giá cả phản ánh đầy đủ các thông tin có sẵn. Lý thuyết này cho rằng giá chứng khoán luôn phản ánh đầy đủ và gần nhƣ ngay lập tức mọi thông tin và kỳ vọng.

Chúng ta không thể vƣợt trội hơn thị trƣờng, giá phản ứng và điều chỉnh gần nhƣ ngay lập tức để phản ánh các thông tin mới. Thị trƣờng luôn luôn định giá đúng, cả hai phƣơng pháp PTKT và phân tích cơ bản đều mang lại mức sinh lời thấp. Vì dữ liệu quá khứ không ảnh hƣởng đến giá tƣơng lai nên việc nghiên cứu dữ liệu quá khứ bằng PTKT hay phân tích cơ bản đều không thể nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Nếu thị trƣờng là hiệu quả thì cả hai phƣơng pháp PTKT và phân tích cơ bản đều không thể ứng dụng để tìm kiếm lợi nhuận.

Lý thuyết bƣớc đi ngẫu nhiên (Random Walk Hypothesis – RWH) cho rằng những thay đổi của giá cả là độc lập lẫn nhau và không thể dự báo đƣợc xu hƣớng giá trong tƣơng lai. Lý thuyết này có thể bắt nguồn từ Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả dạng yếu, nó dựa trên cơ sở là những ngƣời tham gia thị trƣờng đã có đầy đủ thông tin chứa đựng trong sự dịch chuyển giá quá khứ, những thay đổi trong ngắn hạn của giá chứng khoán là không thể dự đoán đƣợc. Theo lý thuyết này thì những dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, những việc dự báo thu nhập và những mẫu hình đồ thị phức tạp đều trở nên vô ích. Trong quyển “A random walk down Wall Street”, Malkiel (1973) đã nói rằng “các công cụ dự báo kỹ thuật, chẳng hạn nhƣ các mẫu hình giá cuối cùng sẽ tự đánh bại mình”. Một khi mẫu hình giá đều đặn xuất hiện thì những ngƣời tham gia thị trƣờng sẽ hành động theo cách ngăn chặn nó xảy ra trong tƣơng lai.

Để bảo vệ quan điểm cho rằng giá quá khứ có ảnh hƣởng đến giá trong tƣơng lai, Achelis (2001) cho rằng vấn đề nảy sinh từ những giả thuyết trên là kỳ vọng của nhiều NĐT đƣợc hình thành từ giá quá khứ (dù sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, chỉ số cơ bản, tình trạng quá mua/quá bán, xu hƣớng ngành,…). Vì kỳ vọng của NĐT có tác động đến giá nên rõ ràng là giá quá khứ có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến giá tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)