Chỉ báo sức mạnh tƣơng quan – Relative Strength Index

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 34 - 36)

Phƣơng pháp tính

Chỉ báo sức mạnh tƣơng quan RSI là chỉ báo đƣợc Wilder giới thiệu trên tạp

chí Commodities (hiện nay là Futures) vào tháng 6/1978, nó phản ánh tƣơng quan

sức mạnh giữa sự tăng giá và giảm giá của chứng khoán trong một thời kỳ. Đây là chỉ báo đƣợc sử dụng phổ biến trong PTKT.

Khi Wilder giới thiệu RSI, ông khuyến nghị sử dụng RSI 14 ngày. Sau đó, RSI 9 và 25 ngày cũng đƣợc phổ biến. Chúng ta có thể thay đổi số kỳ trong tính toán RSI, Achelis (2001) khuyến cáo NĐT nên thử nghiệm để có thể tìm ra số kỳ cho hiệu quả cao nhất. Số kỳ càng nhỏ, RSI biến động càng mạnh.

RSI có giá trị từ 0 đến 100, phản ánh mức độ tƣơng quan sức mạnh giữa bên mua và bên bán. Khi RSI đạt gần 100, thị trƣờng lúc này rơi vào tình trạng mua quá mức. Ngƣợc lại, khi RSI xuống gần 0 là thị trƣờng đang trong tình trạng bán quá mức. Khi thị trƣờng biến động mạnh, các nhà PTKT đề nghị sử dụng RSI ngắn ngày (14 ngày) và số kỳ dài hơn cho thị trƣờng ít biến động. Nói chung, số kỳ của RSI dài thì sẽ cho ta tín hiệu giao dịch ổn định và ít thƣờng xuyên. Số kỳ của RSI ngắn sẽ có khuynh hƣớng phát ra tín hiệu sai. Nếu nhà PTKT sử dụng RSI 14 ngày

thì hai mốc 30 và 70 đƣợc sử dụng để xác định dấu hiệu mua bán. Khi RSI vƣợt quá 70 thị trƣờng trong tình trạng mua quá mức, khi RSI nằm dƣớc mức 30 tình trạng thị trƣờng lúc này là bán quá mức. Tƣơng tự, nếu sử dụng RSI 20 ngày thì hai mốc 40 và 60 đƣợc xem nhƣ là quá bán và quá mua. RSI là chỉ báo đo đà dao động và là chỉ báo đếm xu hƣớng (Wong và ctg 2010). Tƣơng tự nhƣ MACD, chỉ báo RSI cũng đƣợc vẽ trên một đồ thị riêng so với đồ thị giá để tiện quan sát và phân tích.

Ứng dụng của đƣờng RSI

Các nhà PTKT ứng dụng RSI để xác định tín hiệu mua bán phát ra từ sự giao nhau giữa đƣờng RSI và hai đƣờng 30 – 70 (hoặc 40 – 60, hoặc 50 – 50). Ngoài ra, RSI còn ứng dụng để báo hiệu khả năng đảo chiều xu hƣớng từ tín hiệu về sự phân kỳ của RSI so với đƣờng giá chứng khoán. Trong luận văn, tác giả xin không đề cập đến sự phân kỳ của RSI.

Đƣờng RSI đƣợc giao dịch theo nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Mua vào khi đƣờng RSI cắt đƣờng 30 từ dƣới lên và bán ra khi đƣờng RSI cắt đƣờng 70 từ trên xuống. NĐT cũng có thể sử dụng mốc 40 – 60 hoặc 50 – 50 cho giao điểm của RSI và các mốc này.

Nguyên tắc 2: Mua vào khi thị trƣờng phân kỳ giá tăng và bán ra khi thị trƣờng phân kỳ giá giảm.

Hình 2.4 biểu diễn đồ thị giá cổ phiếu SSI và đồ thị RSI từ tháng 04/2014 – 01/2015. Tín hiệu mua phát ra vào giữa tháng 05/2014 và cuối tháng 12/2014, tại đó đƣờng RSI cắt đƣờng 30 (đƣờng màu xanh nằm ngang) từ dƣới lên cho ta tín hiệu mua vào. Vào tháng 10/2014, đƣờng RSI cắt đƣờng tín hiệu từ trên xuống, cho ta tín hiệu bán đối với cổ phiếu SSI.

Ngoài các chỉ báo MA, MACD và RSI, các nhà PTKT còn sử dụng rất nhiều chỉ báo khác. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả chỉ trình bày ba chỉ báo nêu trên để phục vụ cho nội dung kiểm định hiệu quả của các chỉ báo này ở chƣơng 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 34 - 36)