Các công cụ phân tích kỹ thuật đƣợc sử dụng để kiểm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 51 - 54)

3.1.2.1. Chỉ báo đƣờng trung bình – Moving Average

Chi tiết về đƣờng trung bình đã đƣợc tác giả trình bày trong phần các khái niệm cơ sở của PTKT, mục 2.1.3.1. Đề tài sẽ sử dụng chỉ báo đƣờng trung bình giản đơn (Simple Moving Average – SMA) để kiểm định và đƣợc tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

 Mt,n là giá trị trung bình của n ngày tại thời điểm t.

 Ci là giá đóng cửa của chứng khoán tại thời điểm i.

 n là số kỳ của đƣờng MA.

Xác định tín hiệu mua bán dựa vào chỉ báo MA:

 Tín hiệu mua: khi đƣờng giá cắt lên trên đƣờng MA.

 Tín hiệu bán: khi đƣờng giá cắt xuống dƣới đƣờng MA.

Trong phần kiểm định về chỉ báo này, bốn đƣờng MA các kỳ hạn 5 ngày (MA5), 10 ngày (MA10), 20 ngày (MA20) và 30 ngày (MA30) sẽ đƣợc sử dụng để kiểm định đối với hai chỉ số VN Index và HNX Index.

3.1.2.2. Chỉ báo hai đƣờng trung bình – Dual Moving Average

Đối với chỉ báo này, hai đƣờng trung bình MA kỳ hạn khác nhau, một đƣờng MA ngắn ngày và một đƣờng MA dài ngày hơn sẽ đƣợc sử dụng. Sự giao nhau giữa hai đƣờng MA sẽ cho tín hiệu mua bán, cụ thể nhƣ sau:

 Tín hiệu mua: khi đƣờng MA ngắn ngày cắt lên trên đƣờng MA dài ngày.

 Tín hiệu bán: khi đƣờng MA ngắn ngày cắt xuống dƣới đƣờng MA dài

ngày.

Trong phần kiểm định về chỉ báo DMA, các kỳ hạn 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày sẽ đƣợc sử dụng tạo thành ba chỉ báo DMA 5 10, DMA 5 20 và DMA 5 30, thực hiện kiểm định trên hai chỉ số VN Index và HNX Index.

3.1.2.3. Chỉ báo hội tụ và phân kỳ của đƣờng trung bình – Moving Average Convergence Divergence

Cũng giống nhƣ MA, chỉ báo MACD đã đƣợc trình bày chi tiết ở mục 2.1.3.2 trong chƣơng 2. Chỉ báo MACD đƣợc xác định nhƣ sau:

MACDt = EMAt,n – EMAt,m (m>n) (3.2)

Trong đó:

MACDt là giá trị của đƣờng MACD tại thời điểm t.

EMAt,n là trung bình hàm số mũ n ngày tại thời điểm t.

Để phục vụ cho việc kiểm định, chỉ báo EMAt,n đƣợc tính nhƣ sau:

( ) với Ct là giá đóng cửa của chỉ số tại thời điểm t.

Số ngày phổ biến nhất để tính MACD là 12 và 26 ngày. Nhƣ vậy, giá trị MACD là chênh lệch giữa giá trị EMA 12 và 26 ngày. Đƣờng EMA 9 ngày của MACD đƣợc gọi là đƣờng tín hiệu (signal line).

Tín hiệu giao dịch theo đƣờng MACD đƣợc xác định nhƣ sau:

 Tín hiệu mua: Mua khi đƣờng MACD cắt đƣờng tín hiệu từ dƣới lên trên.

 Tín hiệu bán: Bán khi đƣờng MACD cắt đƣờng tín hiệu từ trên xuống dƣới.

Trong phần kiểm định về MACD, đƣờng EMA các kỳ hạn 12 và 26 ngày sẽ đƣợc sử dụng để tính MACD; đƣờng tín hiệu là EMA 9 ngày của MACD.

3.1.2.4. Chỉ báo sức mạnh tƣơng quan – Relative Strength Index

Tƣơng tự nhƣ MA và MACD, chỉ báo RSI cũng đƣợc tác giả trình bày chi tiết ở chƣơng 2, mục 2.1.3.3. Tiến trình xác định RSI nhƣ sau:

Ta gọi:

RSIt,p là giá trị của đƣờng RSI tại thời điểm t trong giai đoạn p, dao động từ 0 đến 100.

Ui là trung bình giá tăng trong giai đoạn p, với It,p={i : t – p ≤ i ≤ t}.

Di là trung bình giá giảm trong giai đoạn p, với It,p={i : t – p ≤ i ≤ t}.

{

{

Với bất kỳ i Є It,p và Ci là giá đóng cửa của chứng khoán tại thời điểm i

̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅

Giá trị của đƣờng RSI tại thời điểm t trong giai đoạn p đƣợc xác định nhƣ sau:

Trong nội dung này, tác giả sẽ kiểm định tín hiệu mua bán của đƣờng RSI kỳ hạn 14 ngày theo hai cách:

Cách 1 (Phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 30 – 70): Mua khi đƣờng RSI cắt đƣờng

30 từ dƣới lên trên; Bán khi đƣờng RSI cắt đƣờng 70 từ trên xuống dƣới.

Cách 2 (Phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 50 – 50): Mua khi đƣờng RSI cắt đƣờng

50 từ dƣới lên trên; Bán khi đƣờng RSI cắt đƣờng 50 từ trên xuống dƣới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 51 - 54)