Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích kỹ thuật và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 42 - 51)

của nó trong đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán

Nghiên cứu về PTKT và hiệu quả của việc ứng dụng PTKT vào đầu tƣ trên TTCK đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện. Các nghiên cứu tập trung vào việc dùng phƣơng pháp kiểm định thống kê trên mẫu quan sát là chỉ số giá cổ phiếu của TTCK để kiểm định xem các chỉ báo PTKT phổ biến nhƣ chỉ báo đƣờng trung bình giản đơn, đƣờng trung bình hàm số mũ, chỉ báo hội tụ phân kỳ của đƣờng trung bình, chỉ báo sức mạnh tƣơng quan có phát huy hiệu quả hay không, có mang lại lợi nhuận hay không trên TTCK.

Một vài nghiên cứu cho thấy PTKT là không cần thiết và không tạo ra lợi nhuận so với việc mua và nắm giữ.

Fama và Blume (1966), Jensen và Benington (1970) nghiên cứu trên TTCK Mỹ và một số TTCK phát triển trên thế giới bằng việc sử dụng nguyên tắc filter rules đã cho kết luận rằng việc sử dụng PTKT để kiếm lợi nhuận vƣợt trội là không thể. Thậm chí, nếu chi phí giao dịch đƣợc đƣa vào tính toán, lợi nhuận sẽ không còn và có thể âm. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với lý thuyết thị trƣờng hiệu quả. Lý thuyết này cho rằng giá cả thị trƣờng hiện tại của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin bao gồm cả thông tin lịch sử giá và khối lƣợng giao dịch trong quá khứ. Vì vậy, không thể sử dụng PTKT để dự đoán xu hƣớng giá và không thể kiếm đƣợc lợi nhuận đáng kể bằng PTKT. Các chiến lƣợc giao dịch đồ thị bằng cách sử dụng dữ liệu giá quá khứ và hiện tại không thể đánh bại thị trƣờng.

Trong khi đó, Hrusova (2011) sử dụng chỉ báo MACD, Stochastic và RSI để

kiểm định thống kê 3 giả thuyết đặt ra về tỷ suất lợi nhuận của chỉ số thị trƣờng đối với chiến lƣợc mua, chiến lƣợc bán và kết hợp cả hai chiến lƣợc với nhau thì kết luận rằng không thể sử dụng PTKT để tìm kiếm lợi nhuận trên SGDCK Franfurt (Đức) nhƣng PTKT lại tạo ra lợi nhuận đáng kể tại SGDCK Bucharest (Romania) và SGDCK Prague (Cộng hòa Séc).

Ngƣợc lại, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng PTKT là có thể sử dụng đƣợc và có hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận đáng kể cho NĐT.

Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of International Money and Finance, Taylor và Allen (1992) đã tiến hành khảo sát các nhà kinh doanh ngoại hối cấp cao ở thị trƣờng Luân Đôn vào tháng 11/1998, kết quả là hơn 90% trong số họ sử dụng PTKT nhiều hơn là phân tích cơ bản trong đầu tƣ ngắn hạn.

Brock, Lakonishock và LeBaron (1992) trong tác phẩm „Simple technical trading rules and the stochastic properties of stock returns‟ đăng trên tạp chí Journal

of Finance, với một nghiên cứu rộng lớn và có tính thuyết phục, các tác giả đã tiến

hành phân tích 26 quy luật giao dịch kỹ thuật để dự đoán những thay đổi trong chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones qua một thời kỳ nghiên cứu 90 năm với dữ liệu đầu vào là giá giao dịch hàng ngày của các chứng khoán trong chỉ số, kết quả là tất cả các quy luật kỹ thuật đều hoạt động tốt.

Lo, Mamaysky và Wang (2000) với bài viết về PTKT đăng trên tạp chí The

Journal of Finance. Các tác giả đã sử dụng mô hình có tính tự động và hệ thống,

cùng với thuật toán hồi quy Kernel trên một lƣợng lớn các cổ phiếu trên TTCK Mỹ và đã thực hiện kiểm tra sự phổ biến của các mẫu hình kỹ thuật (patterns) khác nhau trong giá cổ phiếu của Mỹ giai đoạn 1962 – 1996 nhằm đánh giá hiệu quả của PTKT và cho kết luận rằng các mẫu hình này là có lặp lại. Mặc dù nghiên cứu này không chứng minh sử dụng các mẫu hình này là đủ để có lợi nhuận giao dịch lớn nhƣng các tác giả tin rằng rủi ro là có thể giảm hợp lý và PTKT có thể làm tăng giá trị cho quá trình đầu tƣ.

Wong và Chong (2005) thực hiện nghiên cứu khả năng sinh lời của PTKT đối với TTCK Thƣợng Hải, Hồng Kông và Đài Loan bằng cách sử dụng phƣơng pháp kiểm định giả thuyết thống kê về lợi nhuận trung bình do các chỉ báo PTKT mang lại và đã cho kết luận rằng các chỉ báo MA, Exponential MA, Dual MA, Triple MA và MACD là có mang lại lợi nhuận đáng kể so với chiến lƣợc mua và nắm giữ bất kể chi phí giao dịch. Các đƣờng chỉ báo này phát huy hiệu quả cả trong những giai đoạn thị trƣờng tăng mạnh, giảm mạnh và dao động hỗn hợp trên cả ba TTCK của Trung Quốc và kết luận rằng có bằng chứng cho thấy ba TTCK của Trung Quốc là chƣa hiệu quả trong giai đoạn nghiên cứu 1992 – 2004.

Metghalchi, Gomez, Chen và Monsef (2005) đã thực hiện kiểm tra các quy

tắc giao dịch của đƣờng trung bình MA đối với chỉ số S&P 500 (Mỹ) giai đoạn 1954 – 2004. Kết quả cho thấy rằng các quy tắc giao dịch đƣờng MA có sức mạnh dự báo đáng kể cho đến giữa năm 1980. Kể từ 1980, các quy tắc giao dịch MA không còn phát huy hiệu quả nữa. Kết luận này là phù hợp với sự thiếu hiệu quả của thị trƣờng giai đoạn 1954 – 1984 và thị trƣờng đã trở nên hiệu quả hơn từ 1984 đến nay.

Park và Irwin (2007) sau khi nghiên cứu trên 100 bài báo về PTKT cho đến thời điểm năm 2004, cho thấy rằng trong tổng số 95 nghiên cứu đƣợc viết sau năm 1988, có 56 nghiên cứu là có kết quả tích cực về hiệu quả của PTKT, 20 nghiên cứu có kết quả cho rằng PTKT không tạo ra lợi nhuận, và 19 nghiên cứu chỉ ra các kết

quả PTKT khác nhau. Các tác giả tìm thấy lợi nhuận đầu tƣ đáng kể từ PTKT nhờ sự thuận tiện của máy tính cá nhân, hệ thống công nghệ thông tin và sự phát triển của cơ sở dữ liệu điện tử. Thật vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng PTKT cung cấp cho các NĐT lợi nhuận vƣợt trội trong TTCK.

Sewell (2007) sau khi đã tổng hợp các nghiên cứu về PTKT của các tác giả trƣớc đó đã đƣa ra kết luận là có bằng chứng hỗ trợ cho sự hữu ích của đƣờng trung bình Moving Average, Momentum, mức hỗ trợ – kháng cự và một vài kiểu đồ thị giá nhƣng không có bằng chứng mang tính thuyết phục hỗ trợ cho Lý thuyết Gann và Lý thuyết sóng Elliott; các kiểu đồ thị giá phát huy hiệu quả trên TTCK tốt hơn so với thị trƣờng tiền tệ; phƣơng pháp PTKT làm việc tốt nhất trên thị trƣờng tiền tệ, bình thƣờng ở thị trƣờng tƣơng lai và tệ nhất trên TTCK.

Wong, Manzur và Chew (2010) với bài báo viết về kết quả của PTKT trên

TTCK Singapore, đăng trên tạp chí Applied Financial Economics, đã tập trung

nghiên cứu vai trò của PTKT trong việc dự báo thời điểm gia nhập và thoát khỏi thị trƣờng. Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp kiểm định thống kê, đặt ra giả thuyết và tính toán trị số thống kê T để kiểm tra hai chỉ báo là đƣờng trung bình MA và chỉ báo sức mạnh tƣơng quan RSI có phát huy hiệu quả hay không trên TTCK Singapore. Kết quả cho thấy các chỉ báo này tạo ra lợi nhuận đáng kể, trong đó đƣờng MA phát huy hiệu quả nhất, tiếp theo là DMA và RSI (phƣơng pháp vƣợt ngƣỡng 50-50) và giải thích lý do vì sao các công ty thành viên của SGDCK Singapore luôn có đội ngũ PTKT riêng và họ kiếm đƣợc lợi nhuận vƣợt trội bằng cách áp dụng các chỉ báo PTKT.

Nghiên cứu của Hrusova (2011) bằng phƣơng pháp kiểm định thống kê 3 giả

thuyết đặt ra về tỷ suất lợi nhuận của chỉ số đại diện thị trƣờng với chiến lƣợc mua, chiến lƣợc bán và kết hợp cả hai chiến lƣợc với nhau, sử dụng 3 chỉ báo MACD, Stochastic và RSI đã cho thấy rằng các quy tắc giao dịch PTKT có nhiều thành công trên thị trƣờng mới nổi. Kết luận này cũng phù hợp với những phát hiện của Bessembinder và Chan (1995), cho rằng giao dịch theo PTKT thành công hơn trong việc dự đoán biến động giá cổ phiếu tại các thị trƣờng mới nổi của Malaysia, Thái

Lan và Đài Loan hơn là tại các thị trƣờng phát triển của Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc.

Metghalchi, Chang và Gomez (2012) trong bài báo đăng trên tạp chí

International Journal of Economics and Finance, đã thực hiện nghiên cứu về khả

năng tạo lợi nhuận trên TTCK Đài Loan của các quy tắc giao dịch đƣợc xây dựng dựa trên 9 chỉ báo PTKT phổ biến. Các tác giả đã thiết kế 13 mô hình giao dịch dựa trên một chỉ báo, 25 mô hình giao dịch dựa trên hai chỉ báo và 28 mô hình giao dịch dựa trên hai chỉ báo và thực hiện phƣơng pháp kiểm định thống kê. Kết quả cho

thấy 58/66 mô hình cho kết quả bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là ứng dụng các mô

hình PTKT là có tạo ra lợi nhuận, trong đó chỉ báo MA50 là có hiệu quả nhất. Các tác giả đã sử dụng Hansen‟s Superior Predictive Ability để xử lý vấn đề snoop dữ liệu. Phát hiện của họ cung cấp thêm bằng chứng chứng tỏ các quy tắc giao dịch kỹ thuật là có sức mạnh dự báo.

Chiang, Ke, Liao và Wang (2012) đã thực hiện kiểm tra 9 chiến lƣợc giao dịch kỹ thuật phổ biến (8 chiến lƣợc dựa trên các chỉ báo PTKT và 1 chiến lƣợc mua và nắm giữ). Kết quả cho thấy rằng chỉ báo RSI và Parabolic phát huy hiệu quả nhất. Cả 8 chiến lƣợc PTKT đều đánh bại chiến lƣợc mua và nắm giữ cả trong hai trƣờng hợp có và không có phí giao dịch.

Metghalchi (2013) trong bài viết „Market Efficiency and Profitability of Technical Trading Rules: Evidence from Vietnam‟ đăng trên tạp chí The Journal of

Prediction Markets, với việc kiểm định thống kê một số chỉ báo PTKT phổ biến đối

với dữ liệu hàng ngày của chỉ số đại diện TTCK Việt Nam từ 15/05/2002 đến 31/10/2012. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các quy tắc giao dịch PTKT có mang lại lợi nhuận đáng kể. Tác giả đã thiết kế 4 chiến lƣợc giao dịch dựa trên các quy tắc PTKT khác nhau, và kết luận rằng PTKT có hiệu quả và đánh bại chiến lƣợc mua và nắm giữ kể cả trong trƣờng hợp có phí giao dịch.

Singla (2015) trong bài báo đăng trên tạp chí International Journal of Engineering Technology, Management and Applied Sciences, nghiên cứu về khả

kiểm định thống kê Brock, đặt ra giả thuyết về lợi nhuận tạo ra của hai chỉ báo PTKT là RSI và EMA so với lợi nhuận của chỉ số thị trƣờng. Bài báo đã thực hiện kiểm định giả thuyết ở ba mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, sử dụng Sharpe ratio và alpha ratio để kết luận rằng lợi nhuận tạo ra bởi hai chỉ báo PTKT là dƣơng so với lợi nhuận của chỉ số thị trƣờng.

Nhƣ vậy, ta thấy có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới chứng tỏ PTKT là có hiệu quả và có thể ứng dụng để tìm kiếm lợi nhuận trên TTCK. Các nghiên cứu này đa phần là tập trung vào việc dùng phƣơng pháp kiểm định thống kê các đƣờng chỉ báo của PTKT, nhiều nhất là chỉ báo đƣờng trung bình MA và các đƣờng mở rộng của nó nhƣ EMA, DMA; chỉ báo MACD; chỉ báo RSI và một vài chỉ báo đo đà dao động giá, việc kiểm định đƣợc thực hiện cả trong đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết luận là ứng dụng PTKT có thể mang lại lợi nhuận đầu tƣ.

Tại Việt Nam, phƣơng pháp PTKT từ lâu đã đƣợc các quỹ đầu tƣ, các công ty chứng khoán, các tổ chức tƣ vấn, tổ chức cung cấp thông tin, các nhà quản lý và tổ chức thị trƣờng nhƣ SGDCK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc quan tâm và ứng dụng. Thời gian gần đây, đặc biệt là sau giai đoạn biến động mạnh của TTCK Việt Nam từ 2006 – 2009, PTKT nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn từ phía NĐT. Hầu hết các công ty chứng khoán, các tổ chức tƣ vấn, cung cấp thông tin đều đầu tƣ hệ thống mạng, công nghệ thông tin và đều hỗ trợ NĐT trong việc sử dụng PTKT để ra quyết định đầu tƣ. NĐT hoặc là sử dụng PTKT online từ các website của CTCK, hoặc là tự cài đặt phần mềm và phân tích. Các trung tâm đào tạo PTKT ra đời và cũng đã thành công trong việc tổ chức rất nhiều khóa đào tạo về PTKT từ cơ bản đến nâng cao cho một số lƣợng đáng kể NĐT.

Về mặt học thuật, nghiên cứu về PTKT ở Việt Nam chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi, nhất là những nghiên cứu để kiểm định hiệu quả của PTKT trên TTCK Việt Nam. Các nghiên cứu hiện có tập trung vào tính ứng dụng của PTKT và phân tích các điều kiện để ứng dụng phƣơng pháp này trên TTCK Việt Nam. Đề tài về kiểm chứng hiệu quả của PTKT khi ứng dụng trên TTCK Việt Nam là chƣa nhiều.

Trần Quốc Tuấn (2004) đã đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ để triển khai ứng dụng có hiệu quả PTKT trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán tại Việt Nam từ hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng đến trình độ NĐT.

Đoàn Thanh Hà (2010) hƣớng dẫn chi tiết từ học thuật đến việc ứng dụng các công cụ PTKT và kỹ năng sử dụng phần mềm phân tích.

Tài liệu PTKT trên thế giới rất đa dạng, trong đó đƣợc xem là đầy đủ và dễ sử dụng đối với các NĐT là quyển “Technical Analysis from A to Z” tái bản lần 2 của Achelis (2001) đã đƣợc Vietstock (2013) mua bản quyền và xuất bản bản tiếng Việt. Quyển sách đƣợc đông đảo NĐT sử dụng vì tính dễ hiểu và vì nó phù hợp với phần mềm metastock, phần mềm PTKT đƣợc NĐT chứng khoán Việt Nam ƣa chuộng. Tuy nhiên, quyển “PTKT từ A đến Z” do Vietstock dịch, chủ yếu là nêu ra cách tính toán và sử dụng của các đƣờng chỉ báo và các mẫu hình kỹ thuật. Có một thực tế là các website của các công ty chứng khoán đều cung cấp cho NĐT kiến thức về PTKT và đều hỗ trợ NĐT trong việc vẽ đồ thị online theo dữ liệu thời gian thực, các tổ chức tƣ vấn cung cấp thông tin đều hỗ trợ NĐT dữ liệu offline về giá và khối lƣợng giao dịch quá khứ nhƣng hầu nhƣ không có công ty nào thực hiện việc kiểm định xem ứng dụng PTKT để đầu tƣ là có mang lại lợi nhuận hay không.

Nhƣ vậy, rõ ràng là việc kiểm định xem PTKT là có sử dụng đƣợc và có hiệu quả trong việc mang lại lợi nhuận cho NĐT hay không là chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi và chƣa phổ biến trên TTCK Việt Nam.

Từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam đã cho thấy đa số các nghiên cứu cho rằng PTKT là có hiệu quả, có mang lại lợi nhuận đầu tƣ, đặc biệt là ở thị trƣờng các nƣớc mới nổi. Nhƣ vậy, ta thấy có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới chứng tỏ PTKT là có hiệu quả và có thể ứng dụng để tìm kiếm lợi nhuận trên TTCK. Các nghiên cứu này đa phần thực hiện theo phƣơng pháp kiểm định thống kê tỷ suất lợi nhuận trung bình của chỉ số thị trƣờng dựa theo phân phối chuẩn. Nghiên cứu thực hiện đối với các đƣờng chỉ báo, nhiều nhất là chỉ báo đƣờng trung bình MA và các đƣờng mở rộng của nó, chỉ báo hội tụ phân kỳ của

đƣờng trung bình MACD, chỉ báo sức mạnh tƣơng quan RSI và một vài chỉ báo đo đà dao động giá, việc kiểm định đƣợc thực hiện ở các thời hạn nắm giữ khác nhau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhiều công cụ kỹ thuật và lý thuyết đã đƣợc phát triển và nâng cao trong những thập kỷ gần đây, với sự gia tăng ngày càng nhanh của công nghệ máy tính và các phần mềm đƣợc thiết kế chuyên biệt. Đến nay, PTKT ngày càng đƣợc nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tƣ trên TTCK nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung.

Từ những nghiên cứu và tìm hiểu về các công trình đã thực hiện trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 42 - 51)