Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 56 - 59)

 Dữ liệu đƣợc sử dụng để kiểm định là giá đóng cửa hàng ngày của hai chỉ

số VN Index và HNX Index trong thời gian 10 năm, từ 03/01/2006 đến 31/12/2015 đối với chỉ số VN Index (SGDCK Tp.HCM) và từ 04/01/2006 đến 31/12/2015 đối với chỉ số HNX Index (SGDCK Hà Nội). Đây là giai đoạn TTCK Việt Nam ngày càng tăng về tính thanh khoản, giá trị giao dịch, giá trị vốn hóa thị trƣờng, số lƣợng các công ty niêm yết, số lƣợng tài khoản NĐT trong và ngoài nƣớc, số lƣợng các công ty chứng khoán và quỹ đầu tƣ,… so với giai đoạn trƣớc đó. SGDCK Hà Nội chính thức có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 14/07/2005. Đề tài chọn giai đoạn từ tháng 01/2006 – 12/2015 là để hai chỉ số của hai SGDCK trùng khớp về thời gian nghiên cứu.

 Nguồn của dữ liệu đƣợc lấy từ FiinPro (chƣơng trình cung cấp dữ liệu có

phí của StoxPlus và Quick).

 Bốn chỉ báo đƣợc sử dụng để kiểm định là đƣờng trung bình MA, hai

đƣờng trung bình DMA, chỉ báo hội tụ phân kỳ của đƣờng trung bình MACD và chỉ báo sức mạnh tƣơng quan RSI.

 Bốn chỉ báo trên kết hợp với các kỳ hạn 5, 10, 20 và 30 ngày sẽ cho ra 10

chỉ báo cần kiểm định. Cụ thể là đƣờng MA kỳ hạn 5 ngày (MA5), kỳ hạn 10 ngày (MA10), kỳ hạn 20 ngày (MA20) và 30 ngày (MA30); hai đƣờng DMA 5 và 10 ngày (DMA 5 10), 5 và 20 ngày (DMA 5 20), 5 và 30 ngày (DMA 5 30); chỉ báo MACD (9, 12, 26) và chỉ báo RSI 14 ngày ở cả hai cách vƣợt mốc 30 – 70 và mốc 40 – 60.

 Phí giao dịch là 0.3% cho một giao dịch mua hoặc bán thành công. Phí giao

dịch chủ yếu là hoa hồng môi giới mà NĐT phải trả cho công ty chứng khoán. Hiện tại, khi giao dịch trên TTCK Việt Nam, phí giao dịch các công ty chứng khoán áp dụng cho NĐT dao động từ 0.15% – 0.3% trên giá trị giao dịch cho mỗi lần mua

hoặc bán thành công. Mức hoa hồng môi giới này sẽ giảm khi giá trị giao dịch tăng, hoặc khi NĐT chọn hình thức đặt lệnh trực tuyến thì sẽ áp dụng mức phí 0.15%. Đề tài chọn mức phí giao dịch 0.3% để kiểm chứng xem nếu áp dụng mức phí cao nhất thì phƣơng pháp PTKT có mang lại lợi nhuận hay không.

 Thời hạn thanh toán của thị trƣờng là T + 3, nghĩa là nếu NĐT mua (hoặc

bán) chứng khoán vào ngày T thì 3 ngày làm việc sau đó NĐT sẽ nhận chứng khoán (hoặc tiền) về tài khoản. Đây là quy định đƣợc áp dụng trong thực tế 10 năm kiểm định của đề tài (từ tháng 01/2006 – tháng 12/2015).

 NĐT sẽ nắm giữ cổ phiếu trong thời hạn 5, 10, 20, và 30 ngày (đối với VN

Index) và nắm giữ 10, 20 và 30 ngày (đối với HNX Index), kể từ khi thực hiện giao dịch mua hoặc là cho đến khi tín hiệu bán xuất hiện (vẫn tuân thủ quy định T + 3), tùy thuộc cái nào ít ngày hơn.

 Giả sử thị trƣờng luôn trong tình trạng thanh khoản tốt, ổn định. NĐT có

thể mua/bán dễ dàng sau một ngày khi tín hiệu mua/bán xuất hiện. Ví dụ, tín hiệu mua/bán xuất hiện ngày 16/12/2015 thì sẽ tiến hành mua/bán dễ dàng vào ngày 17/12/2015. Vì đề tài sử dụng giá đóng cửa hàng ngày để kiểm định nên sau khi kết thúc ngày giao dịch, các chỉ báo mới phát ra tín hiệu mua bán dựa trên giá đóng cửa. Nhƣ vậy, NĐT chỉ có thể thực hiện giao dịch mua bán dựa vào tín hiệu của các chỉ báo vào ngày giao dịch tiếp theo.

 NĐT ký quỹ 100% vốn khi thực hiện giao dịch, không sử dụng vốn vay,

không sử dụng giao dịch ký quỹ.

 Phƣơng pháp Sharpe đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tƣ chứng

khoán, đã đƣợc trình bày ở mục 2.2.3 chƣơng 2 phần cơ sở lý luận.

 Quy định của thị trƣờng không cho phép bán khống1. Do TTCK Việt Nam

không cho phép NĐT giao dịch bán khống nên đề tài sẽ chỉ kiểm định theo hƣớng là khi chỉ báo phát tín hiệu mua thì NĐT sẽ thực hiện mua và bán ra sau một thời

1

Bán khống là việc nhà đầu tƣ bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán đó tại thời điểm bán. Nhà đầu tƣ sẽ vay chứng khoán từ công ty chứng khoán để bán ra thị trƣờng. Sau một thời gian sẽ thực hiện mua lại chứng khoán đó để hoàn trả lại cho công ty chứng khoán.

gian nắm giữ 5, 10, 20 và 30 ngày (đối với VN Index) và nắm giữ 10, 20 và 30 ngày (đối với HNX Index) hoặc là cho đến khi tín hiệu bán xuất hiện (vẫn tuân thủ quy định T + 3) kể từ khi thực hiện giao dịch mua, tùy thuộc cái nào ít ngày hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Bằng cách tiến hành kiểm định tính hiệu quả của các chỉ báo PTKT trên TTCK Việt Nam theo phƣơng pháp của Wong và ctg (2003, 2010), Wong và Chong (2005) đã thực hiện đối với TTCK một số quốc gia Châu Á, chƣơng này tác giả đã trình bày chi tiết về phƣơng pháp nghiên cứu, đặt ra giả thuyết nghiên cứu và dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Đề tài tiến hành kiểm định thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của hai chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam là VN Index và HNX Index từ tín hiệu mua bán phát ra của các đƣờng chỉ báo MA, chỉ báo DMA, MACD và RSI với các thời hạn nắm giữ khác nhau, đặt ra giả thuyết và đối thuyết về tỷ suất lợi nhuận trung bình, tính toán trị số thống kê và tiến hành kiểm định ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, đƣa ra cơ sở để có thể từ chối hay chấp nhận giả thuyết đã đặt ra. Đồng thời tác giả cũng tính toán hệ số Sharpe để cho kết luận về hiệu quả của việc ứng dụng các chỉ báo. Kết quả kiểm định chi tiết đối với từng chỉ báo MA, MACD và RSI sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 4.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bằng hệ thống cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày và thực hiện trong các chƣơng trƣớc, ở chƣơng 4 này, tác giả sẽ trình bày những kết quả kiểm định về hiệu quả của phƣơng pháp PTKT trong đầu tƣ trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 56 - 59)