Chỉ báo hội tụ và phân kỳ của đƣờng trung bình – Moving Average

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 31 - 34)

Average Convergence Divergence

Chỉ số kỹ thuật này còn đƣợc gọi tắt là đƣờng MACD, đƣợc tạo ra bởi Gerald Appel và Hitschler vào đầu những năm 1980. Nó đƣợc xây dựng trên cơ sở đƣờng trung bình hàm số mũ của giá đóng cửa. Đƣờng MACD vừa đƣợc xem là một chỉ báo xu hƣớng thị trƣờng, vừa là một công cụ đo đà dao động của giá. Trong các phần mềm PTKT, đƣờng MACD không đƣợc vẽ cùng đồ thị với đƣờng giá mà nó đƣợc vẽ trên một đồ thị riêng để tiện việc quan sát và phân tích.

Phƣơng pháp tính

Theo Achelis (2001), chỉ báo MACD đƣợc phát triển từ chỉ báo đƣờng trung bình EMA. Trên đồ thị, MACD đƣợc thể hiện gồm 2 đƣờng: đƣờng MACD (đƣờng liền nét và đậm hơn) đƣợc thiết lập từ sự chênh lệch giữa 2 đƣờng trung bình hàm số mũ EMA 12 kỳ và EMA 26 kỳ của giá đóng cửa. Đƣờng còn lại là đƣờng tín hiệu (đƣờng nét đứt và nhạt hơn trên đồ thị), là đƣờng trung bình hàm mũ EMA 9 kỳ của đƣờng MACD.

Đƣờng MACD đƣợc xác định qua 4 bƣớc sau đây:

 Bƣớc 1: Xác định đƣờng EMA 12 kỳ (EMA12)

 Bƣớc 2: Xác định đƣờng EMA 26 kỳ (EMA26)

 Bƣớc 3: Xác định đƣờng MACD = EMA12 – EMA26

 Bƣớc 4: Xác định đƣờng EMA 9 kỳ (EMA9) của đƣờng MACD

Ứng dụng của đƣờng MACD

Chỉ báo MACD đƣợc xem nhƣ hai đƣờng trung bình với hai chu kỳ thời gian khác nhau nên nó sẽ phát ra tín hiệu khi đƣờng MACD và đƣờng tín hiệu cắt nhau. Tƣơng tự nhƣ đƣờng MA, nhà đầu tƣ có thể sử dụng đƣờng MACD với các chu kỳ khác nhau. Các nhà PTKT ứng dụng đƣờng MACD để xác định tín hiệu mua bán từ sự giao nhau giữa đƣờng MACD và đƣờng tín hiệu. Ngoài ra, MACD còn cho thấy tình trạng mua hoặc bán quá mức của thị trƣờng và cho tín hiệu về sự phân kỳ của MACD so với đƣờng giá chứng khoán.

Đƣờng MACD đƣợc giao dịch theo nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Sự giao nhau giữa đƣờng MACD và đƣờng tín hiệu. Khi đƣờng MACD cắt đƣờng tín hiệu từ dƣới lên trên sẽ cho tín hiệu nên mua vào. Ngƣợc lại khi đƣờng MACD cắt đƣờng tín hiệu từ trên xuống dƣới thì nên bán ra.

Nguyên tắc 2: Vị trí của đƣờng MACD so với đƣờng zero (đƣờng 0). Khi đƣờng MACD nằm quá cao so với đƣờng zero cho thấy chứng khoán đang đƣợc mua quá mức. Ngƣợc lại, khi đƣờng MACD nằm quá thấp so với đƣờng zero sẽ cho thấy tình trạng bán quá mức.

Khi đƣờng MACD đáp ứng đƣợc cả hai nguyên tắc trên thì tín hiệu mua bán càng đƣợc khẳng định.

Hình 2.3 – Đồ thị cổ phiếu VNM và chỉ báo MACD từ tháng 04/2011 – 04/2012

Hình 2.3 biểu diễn đồ thị giá cổ phiếu VNM và đồ thị MACD của giá. Tín hiệu mua phát ra vào giữa tháng 06/2011, tại đó đƣờng MACD (đƣờng màu xanh liền nét) cắt đƣờng tín hiệu (đƣờng màu đỏ nét đứt) và cắt đƣờng zero (đƣờng màu đen nằm ngang) từ dƣới lên cho thấy tín hiệu mua vào, giá cổ phiếu VNM sau khi thực hiện mua theo tín hiệu của MACD trên trị trƣờng đã tăng. Đến giữa tháng 01/2012, đƣờng MACD cắt đƣờng tín hiệu từ dƣới lên, điểm cắt nằm dƣới và cách xa đƣờng zero nên tín hiệu mua vào lúc này chắc chắn hơn, giá cổ phiếu VNM cũng tăng sau khi mua. Vào giữa tháng 11/2011, đƣờng MACD cắt đƣờng tín hiệu từ trên xuống, điểm cắt nằm trên và cách xa đƣờng zero nên tín hiệu bán rất mạnh và giá cổ phiếu VNM trên thị trƣờng sau đó đã giảm.

Ngoài hai nguyên tắc giao dịch trên, ta còn một ứng dụng rất quan trọng của đƣờng MACD đó chính là sự phân kỳ. Chi tiết về phân kỳ của MACD, tác giả xin không đề cập đến.

Điểm đặc biệt lƣu ý khi sử dụng MACD, đó là nó chỉ thật sự hữu ích khi thị trƣờng đang có xu hƣớng. Nếu NĐT giao dịch theo các tín hiệu của đƣờng MACD thì cũng không nên kỳ vọng là sẽ mua đáy bán đỉnh vì nó là một chỉ báo theo sau xu

hƣớng. Tuy nhiên, NĐT cũng có thể áp dụng chỉ báo này để mua vào hay bán ra ở đầu một xu hƣớng tăng hoặc giảm của thị trƣờng.

Ngoài đƣờng MACD, nhiều nhà PTKT còn sử dụng biểu đồ MACD (MACD histogram), nguyên tắc giao dịch và ứng dụng của biểu đồ MACD cũng tƣơng tự nhƣ MACD nên trong luận văn, tác giả xin không đề cập chi tiết.

Các chỉ báo theo sau xu hƣớng nhƣ MA và MACD chỉ phát huy hiệu quả khi giá dịch chuyển theo xu hƣớng trong một thời gian tƣơng đối dài. Chúng không cảnh báo về những thay đổi sắp tới của giá mà chỉ cho thấy xu hƣớng hiện tại của giá (đang tăng hay đang giảm) để NĐT có thể đƣa ra quyết định tƣơng ứng. Các đƣờng chỉ báo này thƣờng cho tín hiệu mua bán trễ nhƣng lại giúp NĐT hạn chế rủi ro một cách hiệu quả bằng cách giữ họ theo đúng xu hƣớng của thị trƣờng (Achelis 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 31 - 34)