Chỉ báo đƣờng trung bình – Moving Average

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 27 - 31)

Đây là một trong những công cụ PTKT xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất, là chỉ báo thuộc nhóm các chỉ báo xu hƣớng, đƣợc dùng để xác định xu hƣớng của thị trƣờng. Nhóm chỉ báo này đƣợc xây dựng nhằm sắp xếp các dữ liệu giá cả sao cho hình thành một xu hƣớng thị trƣờng dƣới dạng một đƣờng đồ thị. Các chỉ báo về xu hƣớng giá chỉ thực sự hữu dụng khi dùng nó để phân tích các xu hƣớng thay đổi giá chứ không có ích với các khoảng dao động giá.

Nhóm các chỉ báo về xu hƣớng rất đa dạng, phổ biến nhất là chỉ báo đƣờng trung bình (Moving Average – MA). Trong luận văn của mình, tác giả xin đề cập đến hai chỉ báo đƣờng trung bình và chỉ báo hội tụ phân kỳ của đƣờng trung bình.

Đƣờng trung bình giản đơn (Simple Moving Average – SMA)

Phƣơng pháp tính

Theo Achelis (2001), cách xác định đƣờng trung bình giản đơn là tính tổng các mức giá của chứng khoán trong một số kỳ giao dịch gần nhất (n kỳ), sau đó chia cho n. Ví dụ, để tính đƣờng trung bình giản đơn 10 ngày, ta cộng các mức giá của chứng khoán trong 10 ngày gần nhất, sau đó chia cho 10. Kết quả ta sẽ có giá trung bình của chứng khoán trong 10 ngày qua.

Đƣờng SMA thƣờng đƣợc gọi tắt là MA, có thể tính toán từ bất kỳ loại dữ liệu nào, từ giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, khối lƣợng giao dịch hay bất kỳ loại chỉ số nào khác. Trong đó, mức giá đóng cửa đƣợc xem là quan trọng nhất trong giao dịch hàng ngày, do đó đƣờng SMA thƣờng đƣợc xây dựng dựa trên mức giá này.

Quan trọng nhất trong việc sử dụng MA là chọn thời gian tính toán. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngƣời phân tích. Thông thƣờng, ngƣời ta sẽ cho MA chạy với các khoảng thời gian khác nhau để tìm khoảng thời gian phù hợp nhất với từng loại cổ phiếu và mục tiêu đầu tƣ. Nếu nhà PTKT chọn khoảng thời gian ngắn hạn thì sẽ có lợi thế là phản ứng nhạy hơn với các biến động giá nhƣng đồng thời sẽ khó giao dịch hiệu quả do các biến động giá hình răng cƣa, còn đối với khoảng thời gian dài hạn thì MA sẽ biểu thị biến động giá chính xác hơn, từ đó có thể cho dấu hiệu giao dịch hiệu quả hơn nhƣng dấu hiệu này lại chậm hơn so với MA ngắn hạn, điều này có thể làm chậm mất các cơ hội đầu tƣ. Các khoảng thời gian thƣờng đƣợc sử dụng là 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 100 ngày, 200 ngày,… hoặc cũng có thể sử dụng các số trong dãy số Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,… để xác định khoảng thời gian cho MA.

Ứng dụng

Ứng dụng quan trọng của MA là dùng để xác định xu hƣớng thị trƣờng. Có ba tình huống xu hƣớng có thể xảy ra: khi đƣờng MA đi lên cho thấy một xu hƣớng tăng, khi đƣờng MA đi xuống sẽ cho ta biết xu hƣớng giảm và khi đƣờng MA nằm ngang thì thị trƣờng không có xu hƣớng mà dao động trong một khoảng dao động giá.

Ứng dụng thứ hai của đƣờng MA là cho thấy các ngƣỡng kháng cự và hỗ trợ của đƣờng giá. Khi đƣờng giá nằm dƣới đƣờng MA thì lúc này MA là ngƣỡng kháng cự của giá, ngƣợc lại khi đƣờng giá nằm trên đƣờng MA thì MA lại là ngƣỡng hỗ trợ của đƣờng giá. Khi đƣờng giá nằm dƣới đƣờng MA thì MA là ngƣỡng kháng cự của giá nhƣng khi đƣờng giá tăng cắt đƣờng MA từ dƣới lên, xu hƣớng tăng bắt đầu đƣợc khẳng định, nếu giá tăng vƣợt lên trên MA thì lúc này MA

lại trở thành ngƣỡng hỗ trợ của giá. Vai trò kháng cự và hỗ trợ của MA sẽ thay đổi liên tục tùy thuộc vào vị trí của đƣờng MA và đƣờng giá.

Khi sử dụng MA để đƣa ra tín hiệu giao dịch, chúng ta sẽ đặc biệt lƣu ý ba vấn đề: hƣớng của đƣờng MA, vị trí của đƣờng MA và sự giao nhau của đƣờng MA so với đƣờng giá.

Các nguyên tắc giao dịch đối với đƣờng MA

Nguyên tắc 1: Chỉ thực hiện giao dịch theo các tín hiệu của đƣờng MA trong thị trƣờng có xu hƣớng. Mua khi đƣờng MA di chuyển lên trên và bán khi đƣờng MA di chuyển xuống dƣới, không thực hiện giao dịch khi thị trƣờng không có xu hƣớng.

Nguyên tắc 2: Mua tại điểm mà đƣờng giá cắt đƣờng MA theo hƣớng từ dƣới lên, bán tại điểm mà đƣờng giá cắt đƣờng MA theo hƣớng từ trên xuống.

Hình 2.1 – Đồ thị VN Index và chỉ báo MA25 từ 08/2011 – 08/2012

Hình 2.1 biểu diễn mối quan hệ giữa đƣờng chỉ số VN Index và đƣờng MA 25 ngày (MA25) của nó, cho thấy xu hƣớng thị trƣờng và các tín hiệu mua bán tại các điểm giao nhau giữa đƣờng giá và đƣờng MA25 từ tháng 08/2011 – 08/2012. Cụ thể, từ tháng 10/2011 – 01/2012, thị trƣờng đang trong xu hƣớng giảm giá, đƣờng MA đi xuống. Từ tháng 01/2012 – 05/2012 thị trƣờng đang trong xu hƣớng tăng, đƣờng MA hƣớng lên. Từ tháng 06 – 08/2012, thị trƣờng không xu hƣớng rõ ràng

nên nếu giao dịch theo tín hiệu của đƣờng MA sẽ không hiệu quả. Theo nguyên tắc 2, tín hiệu mua vào khoảng tháng 01/2012 khi đƣờng giá cắt đƣờng MA25 từ dƣới lên trên, và tín hiệu bán ra vào khoảng đầu tháng 05/2012 khi đƣờng giá cắt đƣờng MA25 từ trên xuống dƣới.

Ngoài hai nguyên tắc trên, hiện nay rất nhiều NĐT sử dụng kết hợp 2 hoặc 3 đƣờng MA để giao dịch. Các đƣờng MA đƣợc sử dụng sẽ có chu kỳ khác nhau, thông thƣờng một đƣờng có chu kỳ ngắn, các đƣờng còn lại sẽ có chu kỳ dài hơn. Việc xác định chu kỳ thời gian nhƣ thế nào là tùy thuộc vào từng NĐT và từng loại chứng khoán. Khi đƣờng MA ngắn hạn nằm phía trên đƣờng MA dài hạn thì giá đang trong xu hƣớng tăng, ngƣợc lại là giá đang trong xu hƣớng giảm.

Nguyên tắc 3: Mua khi đƣờng MA ngắn hạn cắt đƣờng MA dài hạn từ dƣới

lên trên, bán khi đƣờng MA ngắn hạn cắt đƣờng MA dài hạn từ trên xuống dƣới.

Hình 2.2 – Đồ thị VN Index và hai chỉ báo MA10 và MA30 từ 9/2011 – 8/2012

Hình 2.2 biểu diễn mối quan hệ giữa đƣờng chỉ số VN Index với hai đƣờng MA 10 ngày (MA10) và MA 30 ngày (MA30). Trong đó đƣờng màu đen là MA 10 ngày (MA10 ngắn ngày), đƣờng màu xanh là MA 30 ngày (MA30 dài ngày hơn). Tín hiệu bán ra khi đƣờng MA10 cắt đƣờng MA30 từ trên xuống vào tháng 10/2011 và giữa tháng 05/2012. Khi đó, thị trƣờng đang trong xu hƣớng giảm giá, tín hiệu bán đƣợc phát ra từ sự giao nhau giữa hai đƣờng MA là phù hợp theo nguyên tắc 3.

Đầu tháng 02/2012, đƣờng MA10 cắt đƣờng MA30 từ dƣới lên cho thấy thị trƣờng đang tăng giá, sự cắt nhau giữa hai đƣờng MA cho ta tín hiệu nên mua vào.

Đƣờng trung bình hàm số mũ (Exponential Moving Average – EMA)

Theo Achelis (2001), đƣờng EMA đƣợc tính bằng cách cộng một tỷ lệ phần trăm của giá đóng cửa ngày tính toán vào một tỷ lệ phần trăm của giá trung bình ngày liền trƣớc. Nhƣ vậy, giá gần hơn sẽ có trọng số lớn hơn, trọng số phụ thuộc vào số kỳ dùng để tính trung bình MA. Bởi vì hầu hết các NĐT cảm thấy thuận tiện hơn khi sử dụng số kỳ thay vì tỷ lệ phần trăm, nên tỷ lệ phần trăm hàm số mũ có thể đƣợc chuyển sang tính từ số kỳ.

Ƣu điểm và hạn chế của các đƣờng trung bình

Ƣu điểm của các đƣờng trung bình là giúp NĐT luôn nắm bắt đƣợc xu hƣớng của thị trƣờng. Giá không thể tăng mạnh nếu nhƣ không vƣợt qua đƣợc mức giá trung bình. Giá cũng không thể giảm mạnh nếu nhƣ không rơi xuống dƣới mức giá trung bình.

Hạn chế của đƣờng MA là thƣờng cho tín hiệu mua bán chậm hơn biến động giá thực tế. Nếu xu hƣớng không duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài thì NĐT sẽ bị lỗ, nghĩa là khi thị trƣờng biến động trong một khoảng dao động giá, hoặc biến động ngang thì đƣờng MA có thể sẽ cho tín hiệu không đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng kết quả phân tích kỹ thuật và hiệu quả đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 27 - 31)