Nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 31 - 33)

Theo mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh” của Michael Porter thì môi trường vi mô của một ngân hàng gồm năm yếu tố sau:

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Mức độ cạnh tranh hiện tại của ngành ngân hàng tuỳ thuộc vào: mức độ tăng trưởng của ngành, quy mô thị trường, số lượng các đối thủ cạnh tranh và quy mô của họ cũng như mức độ quan trọng của các rào cản rút lui (thu hồi vốn đầu tư, hình ảnh, tên hiệu và uy tín của các ngân hàng, các trở ngại về pháp luật). Một trong những thách thức của các ngân hàng hiện nay là không chỉ phải cạnh tranh trong một quốc gia mà còn phải cạnh tranh với các ngân hang khổng lồ trên thế giới. Do đó, khi nghiên cứu mức độ cạnh tranh trong ngành các ngân hang phải xem xét tầm quan trọng chiến lược của hoạt động kinh doanh hiện tại đối với toàn bộ hoạt động và mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh đặt ra, đặc biệt là tiềm lực của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường như khả năng kinh doanh, nguồn lực cạnh tranh của họ, trạng thái tài chính, thị phần hiện tại.

 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là mối nguy lớn đe dọa đến thị phần của các ngân hàng, thể hiện qua việc các tổ chức tài chính phi ngân

hàng hoạt động ngày càng xâm lấn vào lĩnh vực Ngân hàng. Do vậy nhận diện được các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là hết sức quan trọng để thiết lập những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, hoặc hợp tác để cùng tồn tại và phát triển.

 Khả năng của những sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu tương tự của khách hàng. Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ví dụ, thị trường chứng khoán với chức năng với chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ làm suy giảm ở cả hai thị trường quan trọng của ngân hàng là thị trường tiền gửi và thị trường tín dụng. Hay các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện…tấn công vào thị trường tiền gửi của dân cư. Vì vậy, chiến lược của ngân hàng sẽ được thiết kế để giành lợi thế cạnh tranh từ thực tế này.

 Năng lực của người vay

Năng lực của người vay bao gồm việc người vay có khả năng đáp ứng những điều kiện của ngân hàng khi vay tiền cao hay thấp, như:

 Vốn chủ sở hữu của người vay, giá trị tổng tài sản kinh doanh của người vay.

 Sản phẩm của người vay đang cung cấp cho thị trường có uy tín cao hay thấp.

 Khả năng quản trị và kinh nghiệm kinh doanh của người vay.

 Tầm nhìn chiến lược của người vay trong các phương án sản xuất kinh doanh.

 Tính ổn định của thị trường tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.

Một ngân hàng có người vay có năng lực cao sẽ đảm bảo cho việc phát triển của ngân hàng ổn định, cho phép ngân hàng khai thác các khả năng tiềm tàng của ngân hàng tốt hơn.

 Năng lực của người cung cấp (người gửi tiền)

Thể hiện qua các yếu tố:

 Sự hiểu biết về lợi ích của người gửi tiền về các sản phẩm tiền gửi, thanh toán.

 Sự hiểu biết của các tổ chức kinh tế xã hội khi sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

Người cung cấp hiểu biết lợi ích của các sản phẩm ngân hàng thì họ càng sử dụng nhiều, thích sử dụng và sử dụng nhuần nhuyễn. Do đó, ngân hàng cần phải có biện pháp truyền thông tốt đến khách hàng, để khách hàng hiểu cách thức sử dụng và lợi ích mang lại cho khách hàng khi khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)