CAMEL
Thực tiễn cũng như dự báo cho thấy, các áp lực, khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng có thể dẫn đến những xáo trộn lớn về kinh tế, chính trị, thậm chí chủ quyền quốc gia. Trong bối cảnh đó, vấn đề quản lý tốt thanh tra, giám sát (TTGS) hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thế giới hiện có nhiều mô hình được sử dụng trong công tác TTGS hệ thống ngân hàng, nhưng CAMELS là mô hình được nhiều NHTW các nước áp dụng. Trong Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” mà Cơ quan TTGS (NHNN) đang triển khai cũng dự kiến áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng TCTD theo mô hình này.
Ưu điểm của mô hình CAMELS là các tiêu chí đánh giá năng lực và tình hình tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả các ngân hàng. Cùng với đó, việc đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro của một TCTD có thể dễ dàng thực hiện qua các việc xếp hạng/đánh giá trong nhiều thời kỳ liên tiếp và dưới cùng những chỉ tiêu thống nhất. Đồng thời, mô hình này ngoài việc giúp các TCTD chỉnh sửa những sai phạm (nếu có), còn giúp họ tập trung vào việc nâng cao mức xếp hạng/đánh giá tổng thể và dưới các chỉ tiêu chính.
Hơn thế nữa, việc lượng hóa các đánh giá theo mô hình này có tính khách quan cao và dễ dàng tiếp thu mặc dù việc xếp hạng/đánh giá ít nhiều vẫn dựa vào những nhận định chủ quan của thanh tra ngân hàng. Đây chính là lý do tác giả sử
dụng mô hình này để đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM, trên cơ sở kết quả đánh giá, ta có thể dể dàng nhận ra ưu cũng như khuyết điểm còn tồn tại của Ngân hàng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để gia tăng năng lực cạnh tranh.
Hệ thống đánh giá CAMEL do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng, Phân tích theo chỉ tiêu CAMEL dựa trên 5 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Qui mô vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, và Thanh khoản.
Qui mô vốn (Capital adequacy): Qui mô vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng nếu có mức vốn tự có càng lớn thì khả năng chịu đựng rủi ro càng cao, phạm vi hoạt động càng rộng.Qui môvốn lớn được coi là tiền đề quyết định việc nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng và để phát triển thị trường thực hiện chiến lược cạnh tranh của NHTM. Qui mô vốn còn được xem xét trên chỉ tiêu hệ số an toàn vốn và được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
Qua hệ số này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Chất lượng tài sản có (Assets quality): Chỉ tiêu này nhằm mục đích phân tích chất lượng tài sản có bằng cách thẩm định định tính và định lượng đối với các khoản cho vay và mức độ rủi ro đầu tư khác nhau của ngân hàng. Việc đánh giá chất lượng tài sản có của ngân hàng là đánh giá tính vững mạnh, lành mạnh về mặt
tài chính của ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng vì sự thất bại của hầu hết các ngân hàng thường bắt nguồn từ sự yếu kém của chất lượng tài sản có và các khoản cho vay. Do đó, khi phân tích và xem xét xu hướng tăng/giảm hoạt động cho vay của ngân hàng, chất lượng danh mục các khoản cho vay, phân loại các khoản cho vay và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Để phân tích chất lượng tài sản có, thường sử dụng các chỉ tiêu tài chính sau: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), chi phí dự phòng/dư nợ
Năng lực quản lý (Management cacity): Đây là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Để đánh giá chỉ tiêu này người ta thường xem xét ở những khía cạnh sau: Năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp quản lý và điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý; Kết quả hoạt động kinh doanh của ban điều hành trong nhiệm kỳ vừa qua của ban điều hành đó; Các chính sách lien quan đến tuyển dụng và sử dụng cán bộ, chính sách luân chuyển cán bộ trong nội bộ ngân hàng và giữa các chi nhánh; Các chương trình đào tạo và huấn luyện; Xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược của ngân hàng bao gồm các chiến lược về danh mục cho vay, về nguồn vốn, về tài chính và sản phẩm; Khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến của thị trường.
Khả năng sinh lời (Earing): Khả năng sinh lời là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một NHTM. Đây là dấu hiệu chi tiết nhất về khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thu nhập cao tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư vào sản phẩm và công nghệ mới; tạo lợi nhuận cho cổ đông; trang trải các rủi ro mà không làm suy yếu vốn. Tuy vốn nhiều hơn sẽ bảo vệ ngân hàng khi xảy ra khủng hoảng, nhưng thu nhập ít thì cũng là rào cản cho các hoạt động đầu tư và phát triển; hậu quả là ngân hàng sẽ mất vị thế của mình và có thể sẽ phải đối mặt với khủng hoảng. Để đánh giá lợi nhuận của NHTM, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE (Returnon Equity)
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn tự có của ngân hàng. Nó cho biết trong kỳ, một đồng vốn chủ sở hữu mang lại cho bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đặc trưng cho khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và giải thích làm thế nào vốn của các chủ sở hữu được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. ROE còn cho biết số lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ sự đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn. Vốn kinh doanh vì vậy sẽ chủ yếu là nguồn vốn huy động và như vậy có thể ảnh hưởng tới mức độ lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng. Theo thong lệ quốc tế thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tối thiểu cần đạt là 15%.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân – ROA (Returnon Assets)
Liquidity (Thanh khoản): Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên một cách khái quát về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Đồng thời tác giả cũng đã tổng quan về Mô hình Camel, được sử dụng nhằm đánh giá và so sánh năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong chương 2 và nhằm đưa ra một số đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của VTB trong chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM