Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nghiên cứu trường hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn ernst young việt nam (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Quy định của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam về kiểm soát chất lƣợng

3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

a) Hướng dẫn, giám sát và thực hiện

Đối với mỗi hợp đồng kiểm toán, khách hàng sẽ có những yêu cầu, chính sách và thủ tục khác nhau đòi hỏi công ty phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, trƣớc khi bắt đầu tiến hành cuộc kiểm toán, thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải có trách nhiệm trong việc hƣớng dẫn nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách thông báo cụ thể các vấn đề sau:

- Tính tuân thủ các quy định, chuẩn mực kiểm toán và quy định đạo đức nghề nghiệp của KTV

- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động - Mục đích của cuộc kiểm toán

- Lên kế hoạch kiểm toán chi tiết, rõ ràng và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp

- Xác định một số vấn đề rủi ro có thể xảy ra và các thủ tục kiểm toán chi tiết - Hƣớng dẫn thực hiện cuộc kiểm toán theo nhóm

Ngoài việc hƣớng dẫn thực hiện cuộc kiểm toán, thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cũng phải giám sát để cuộc kiểm toán đảm bảo đạt chất lƣợng tốt nhất thông qua một số công việc sau:

- Thƣờng xuyên cập nhật mức độ hoàn thành công việc của nhóm KTV

- Dựa vào sự am hiểu và thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán kết hợp với thời gian làm việc của nhóm KTV để đánh giá năng lực của nhóm kiểm toán

- Phải kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và mức độ ảnh hƣởng trọng yếu của các rủi ro và đƣa ra biện pháp, thủ tục xử lý thích hợp.

b) Tham khảo ý kiến tư vấn

Trên thực tế, khi tiến hành các cuộc kiểm toán, KTV sẽ gặp những vấn đề phức tạp phát sinh có thể gây tranh cãi trong nhóm kiểm toán nên họ cần phải có ý kiến đóng góp từ các chuyên gia tƣ vấn đến từ trong công ty hoặc bên ngoài công ty. Tuy nhiên, chuyên gia tƣ vấn cần phải:

- Các chuyên gia tƣ vấn phải có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực có liên quan đến vấn đề cần giải đáp.

- Nhóm kiểm toán phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan để các chuyên gia có thể đƣa ra ý kiến chính xác và phù hợp nhất.

- Các KTV trao đổi, tham khảo ý kiến trong nhóm với nhau hoặc giữa nhóm kiểm toán với các KTV ở cấp độ cao hơn trong suốt cuộc kiểm toán.

c) Soát xét

Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, thành viên BGĐ không chỉ hƣớng dẫn, giám sát chất lƣợng công việc của các nhóm kiểm toán mà còn phải thực hiện một số thủ tục soát xét để đảm bảo các KTV đã thực hiện đầy đủ thủ tục, không bỏ xót rủi ro, kiểm soát đƣợc chất lƣợng cuộc kiểm toán. Việc soát xét ban đầu đƣợc tiến hành dựa trên nguyên tắc KTV có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ soát xét công việc của các thành viên ít kinh nghiệm hơn trong nhóm kiểm toán, có thể bao gồm một số công việc sau:

- Soát xét tính tuân thủ pháp luật, các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV.

- Soát xét các vấn đề trọng yếu trong cuộc kiểm toán từ khi phát hiện vấn đề, đánh giá vấn đề, xét đoán về mức độ rủi ro trọng yếu, mức độ ảnh hƣởng và xu hƣớng phát triển của sai sót.

- Soát xét lại vấn đề phát sinh cần ý kiến tƣ vấn, kết quả tƣ vấn và quyết định thực hiện của nhóm kiểm toán tiến hành hợp lý.

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán có điều chỉnh phù hợp.

- Bằng chứng thu thập đầy đủ và các thủ tục kiểm toán đã đƣợc tiến hành phù hợp.

- Soát xét các vấn đề đã trao đổi với bộ phận kế toán – tài chính của khách hàng. Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm trong việc soát xét kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán sau cùng. Tuy nhiên, thành viên BGĐ không cần soát xét hết tất cả các hồ sơ kiểm toán mà mình đƣợc phân

công phụ trách thực hiện mà chỉ soát xét các hồ sơ kiểm toán của công ty niêm yết và một số hồ sơ kiểm toán của các khách hàng phù hợp với tiêu chí sau:

- Nội dung của hợp đồng kiểm toán

- Mức độ ảnh hƣởng đến lợi ích của công chúng trên thị trƣờng. - Tình huống hoặc rủi ro bất thƣờng.

- Pháp luật có quy định phải thực hiện soát xét việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán BCTC đối với khách hàng hay không.

Soát xét việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán do thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán có thể tiến hành vào ngày lập hoặc trƣớc ngày lập báo cáo kiểm toán và khi thực hiện phải đƣợc ghi rõ phạm vi, thời gian soát xét. Khi tiến hành soát xét kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán cho khách hàng, thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải thực hiện:

- Soát xét lại các rủi ro trọng yếu và cách giải quyết các rủi ro đó của nhóm kiểm toán.

- Soát xét các xét đoán mang tính trọng yếu của nhóm kiểm toán.

- Soát xét khả năng ảnh hƣởng và phát triển của các sai sót khi nó đƣợc điều chỉnh hoặc chƣa đƣợc điều chỉnh.

- Soát xét lại các vấn đề đã trao đổi với BGĐ của khách hàng.

Công tác soát xét việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của thành viên BGĐ đối với các cuộc kiểm toán là hết sức cần thiết và quan trọng đến chất lƣợng kiểm toán của công ty, đồng thời giảm thiểu và hạn chế rủi ro ảnh hƣởng đến lợi ích của khách hàng và công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nghiên cứu trường hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn ernst young việt nam (Trang 42 - 44)