CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH
TNHH Ernst & Young Việt Nam
Đối với Ernst & Young Việt Nam, việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán khá chặt chẽ và luôn đƣợc coi trọng vì đây đƣợc xem là yếu tố quyết định để nâng cao lòng tin với khách hàng và ngƣời sử dụng báo cáo tài chính, đồng thời cũng giúp cho EY củng cố nâng tầm thƣơng hiệu trong ngành kiểm toán ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Quy trình kiểm soát chất lƣợng dù đƣợc EY toàn cầu thiết kế khá chặt chẽ nhƣng khi áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam thì vẫn có hạn chế. Vì vậy, công việc củng cố,
hoàn thiện và nâng cao quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại EY đƣợc chú trọng.
Để nâng cao tính hữu hiệu trong kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán, EY không những nên tiếp tục duy trì và phát triển các ƣu điểm vốn có mà còn phải có một số cải thiện đối với một số nhƣợc điểm trong quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để cải thiện các nhƣợc điểm ấy.
a) Cân đối các yếu tố để bố trí nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán giữa các giai đoạn
EY Việt Nam ngày càng mở rộng số lƣợng khách hàng nhƣng lƣợng nhân viên kiểm toán ngày còn hạn chế. Vấn đề cần xem xét ở đây là cân đối giữa số lƣợng kiểm toán viên và các hợp đồng kiểm toán sao cho hợp lý.
- Đối với nhân viên: Mở rộng các chƣơng trình tuyển dụng không chỉ dành cho đối tƣợng sinh viên thực tập hoặc sinh viên đã tốt nghiệp mà còn tuyển dụng sinh viên khi còn đang ngồi trên giảng đƣờng, thu hút lực lƣợng nhân lực tiềm năng trong tƣơng lai. Nâng cao chính sách phúc lợi dành cho nhân viên để có thể giữ chân và thu hút nhân viên
- Đối với hợp đồng kiểm toán: Thị trƣờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, hạn chế việc chạy đua danh thu mà nên chú trọng vào chất lƣợng, công ty cần phải chú ý trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán, phải đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán một cách thận trọng, không lấy chi phí kiểm toán làm mục đích.
Ngoài ra, công ty vẫn có thể phân công KTV theo tính luân phiên để nâng cao tính độc lập và khách quan. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm kiểm toán ít nhất phải giữ lại một lƣợng nhân viên chủ chốt để tiếp tục thực hiện kiểm toán trong giai đoạn tiếp theo, không đƣợc thay đổi toàn bộ nhóm kiểm toán, nhƣ vậy rủi ro kiểm toán sẽ đƣợc giảm bớt và tiết kiệm đƣợc thời gian cho KTV.
b) Bổ sung chương trình kiểm toán cho từng lĩnh vực cụ thể
Với lƣợng lớn khách hàng của EY Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực kinh tế, EY càng phải chú trọng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC và việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán một cách hữu hiệu nhất. Vì thế, EY Việt Nam nên thiết kế và xây dựng hệ thống chƣơng trình kiểm toán riêng cho từng lĩnh vực kinh doanh cũng nhƣ từng mục đích kiểm toán.
Việc áp dụng chƣơng trình kiểm toán mẫu chung để áp dụng cho mọi lĩnh vực làm cho KTV mất nhiều thời gian để thực hiện các thử nghiệm kiểm toán không cần thiết mà không nâng cao đƣợc chất lƣợng của cuộc kiểm toán. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán kết hợp với số lƣợng lớn khách hàng trong mỗi lĩnh vực, EY Việt Nam có thể vận dụng những quy định, chuẩn mực kiểm toán phù hợp, chƣơng trình kiểm toán mẫu chung kết hợp song song với các kinh nghiệm trong từng lĩnh vực để xây dựng một chƣơng trình kiểm toán cho từng lĩnh vực cụ thể. Nhƣ vậy, chƣơng trình ấy có thể khái quát đƣợc các rủi ro có thể gặp phải cũng nhƣ các thủ tục kiểm toán phải thực hiện trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều này sẽ giúp cho các KTV giảm bớt lƣợng công việc không cần thiết mà có thể tập trung vào các thủ tục cần phải chú trọng, giảm hao phí thời gian, nâng cao hiệu quả chất lƣợng của cuộc kiểm toán hơn.
c) Thống nhất việc trình bày nội dung kiểm toán trong mỗi nhóm kiểm toán
Để thuận lợi hơn trong quá trình làm việc cũng nhƣ kiểm tra, soát xét các phần hành của các KTV thực hiện thì trƣởng nhóm kiểm toán nên tiến hành trao đổi hoặc ra quy định về cách trình sao cho thống nhất giữa các KTV trong nhóm hoặc trƣởng nhóm kiểm toán có thể thực hiện trƣớc và các KTV còn lại có thể thực hiện theo. Nhƣ vậy khi các KTV nộp phần hành cho trƣởng nhóm kiểm toán xem xét sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Đồng thời, các phần hành của các KTV sau khi hoàn thành đều phải nộp lên EY Canvas, nếu các file đƣợc thực hiện thống nhất thì EY Canvas của nhóm đó có tính thẩm mỹ cao hơn, cấp trên soát xét sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn và đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm sẽ tốt hơn. Vì vậy, công ty sẽ đảm bảo cung cấp đƣợc chất lƣợng kiểm toán cung cấp cho khách hàng.
d) Xây dựng ban kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán riêng biệt
Công ty hiện nay chƣa có bộ phận kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán riêng biệt nên đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Vì thế việc xây dựng một ban kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán riêng biệt với nhiệm vụ sẽ thực hiện kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán đƣợc cung cấp bởi EY. Quan trọng, ban kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán phải đƣợc độc lập với các bộ phận kiểm toán và dƣới sự quản lý của tổng giám đốc công ty. Ban kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán có thể thực hiện kiểm soát chất lƣợng sau khi hết mùa kiểm toán, lựa chọn hồ sơ kiểm toán để tiến hành kiểm tra, ra soát hoặc họ có thể thực hiện kiểm tra ngay khi cuộc kiểm toán đó đang đƣợc tiến hành với quy mô lớn, phức tạp. Nhƣ vậy, ban kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán có thể nắm bắt nhanh đƣợc tình hình của cuộc kiểm toán, hỗ trợ phát hiện các sai sót và giải quyết ngay lập tức. Điều này sẽ giúp cho hệ thống kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại EY ngày một chặt chẽ, phát triển hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
EY Việt Nam sử dụng quy trình kiểm toán BCTC cũng nhƣ quy trình kiểm soát chất lƣợng BCTC do EY toàn cầu thiết kế cho mọi thành viên, đồng thời bổ sung, điều chỉnh thêm một số quy định và chuẩn mực kiểm toán của mỗi nƣớc thành viên. Là một trong bốn công ty kiểm toán Big4, EY Việt Nam nổi tiếng với quy trình kiểm toán chặt chẽ, đảm bảo cung cấp đƣợc chất lƣợng dịch vụ kiểm toán tối ƣu cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán còn có một số mặt hạn chế. Trong chƣơng này, tác giả nên lên nhận xét về quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Từ đó, đƣa ra một số biện pháp để cải thiện và nâng cao tính hữu hiệu của quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán.
KẾT LUẬN CHUNG
Nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ hiện nay, hoạt động kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đã, đang và sẽ là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp kiểm toán và cả khách hàng kiểm toán. Với bề dày kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quy trình kiểm soát khá chặt chẽ của EY Việt Nam, luôn lấy các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các khách, đồng thời duy trì và kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của chính bản thân công ty. Nhờ vậy, EY Việt Nam đã không ngừng phát triển và chứng tỏ vị thế của mình đối với thị trƣờng tài chính tại Việt Nam.
EY toàn cầu thiết kế quy trình kiểm toán BCTC cũng nhƣ quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán cho các nƣớc thành viên, kết hợp với quy định và chuẩn mực Kiểm toán của mỗi nƣớc thành viên, từ đó, EY Việt Nam vận dụng vào trong thực tế công tác kiểm soát chất lƣợng BCTC tại công ty. Quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại EY đƣợc đánh giá khá chặt chẽ và có tính hữu hiệu. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tế kiểm toán tại Việt Nam, quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của EY cũng gặp nhiều điểm hạn chế, không phát huy đƣợc tính hữu hiệu cao. Do đó, cần phải có một số đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình này hiệu quả hơn. Vì thế, tác giả đã tiến hành khái quát cơ sở lý luận về kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán và nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể tại EY Việt Nam với mong muốn có thể đƣa ra ý kiến đóng góp cho sự phát triển của hoạt động kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại EY Việt Nam và đảm bảo lòng tin đối với khách hàng đã tin cậy vào EY Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ môn Kiểm toán, khoa Kế toán – Kiểm toán, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình kiểm toán tập 1 (Xuất bản lần thứ 6), Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. 3. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.
4. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng số 1 – Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1), Ban hành theo Thông tƣ số
214/2012/TT-BTC ngày 6 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, Ban hành theo Thông tƣ số
214/2012/TT-BTC ngày 6 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính.
6. Bộ Tài chính (2014), Thông tƣ số 157/2014/TT-BTC, Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán
7. Hà Thị Ngọc Hà (2011), “Mô hình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán – Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ và Trung Quốc”, Chứng khoán Việt Nam, 157, tr. 37 – 40.
8. Nguyễn Anh Tuấn (2014), Luận án Tiến sĩ “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Học
viện tài chính.
9. Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh, TP.HCM: NXB Tài chính.
10.Vƣơng Đình Huệ (2001), Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát
chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam”, Bộ Tài chính.
11.Phan Thanh Hải (2013), Đề tài nghiên cứu “Chất lượng kiểm toán và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kiểm toán độc lập”, Đại học Duy Tân
Tiếng Anh
12.ISA 200, Overall Objectives of the Independent Auditor and the Conduct of an Audit in Accordance with International Standards on Auditing.
13.ISA 220, Quality Control for an Audit of Financial Statements. 14.ACCA (2013), “Auditing” – Official Publisher.
15.Bruce K.Behn, Joseph V.Carcello, Dana R.Hermanson & Roger H.Hermanson (1997), The determinants of audit client satisfaction among clients of big 6 firms, Accounting Horizons, 11(1), pp. 7-24.
16.David T.Otley & Bernard J.Pierce (1995), The control problem in public accounting firms: an empirical study of the impact of leadership style,
Accounting, Organizations and Society, 20 (5), pp. 405-420.
17.Siddhartha Sankar Saha & Mitrendu Narayan Roy (2016), Quality control framework for statutory audit of financial statements: A comparative study of USA, UK and India, Indian Journal of Corporate Governance, 9 (2), pp. 188- 211.
Các trang web
18.www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính)
19.www.vacpa.org.vn (Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)
20.www.kiemtoan.com.vn (Kiểm toán, kế toán chuyên sâu)
21.http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/kiem-soat-chat-luong-kinh-
nghiem-cho-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam/ truy cập ngày 30/3/2019
22.http://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/132/1033/bai-viethoan-
thien-cong-tac-kscl-kiem-toan-cua-vacpa-trong-boi-canh-hoi-nhapncs-phan- thanh-hai, truy cập ngày 1/4/2019
23.http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoan-thien-cong-tac-kiem-soat-chat-luong-
kiem-toan-tai-doan-kiem-toan-cua-kiem-toan-nha-nuoc-28806.htm truy cập
24.http://vibonline.com.vn/bao_cao/kiem-soat-chat-luong-tu-ben-ngoai-doi-voi- hoat-dong-kiem-toan-doc-lap-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-hoa-ky truy cập ngày 15/4/2019
PHỤ LỤC 1
Nội dung phỏng vấn Kiểm toán viên LỜI GIỚI THIỆU
Tôi là Võ Nguyễn Huyền Trang, hiện là sinh viên năm 4 trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý anh/chị đã tham gia vào cuộc khảo sát này để hỗ trợ cho khóa luận của mình. Mục đích của cuộc khảo sát này là để tiến hành nghiên cứu về “Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán – nghiên cứu trƣờng hợp tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam”
Những thông tin mà anh/chị cung cấp nhằm hỗ trợ và phục vụ cho đề tài khóa luận của tôi và sẽ đƣợc giữ kín bí mật. Nếu anh/chị có bất kỳ thắc mắc nào cần trao đổi về kết quả tổng hợp đƣợc từ nghiên cứu này, xin vui lòng liên hệ tôi:
Họ và tên: Võ Nguyễn Huyền Trang Số điện thoại: 0905515468
Email: huyentrangvo1997@gmail.com
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia của các anh/chị!
CÂU HỎI
1. Theo anh/chị thực hiện thủ tục kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích chủ yếu là?
Kiểm soát tính tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định đối với từng cuộc kiểm toán
Kiểm soát mức độ phù hợp với hoàn cảnh của báo cáo kiểm toán
Khác………
2. Theo quan điểm của anh chị, tính hiệu quả của việc thực hiện kiểm soát chất lƣợng báo cáo tài chính tại công ty là?
Thấp
Trung bình
3. Các thủ tục đánh giá kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đƣợc các anh/chị lựa chọn thực hiện dựa trên
Kinh nghiệm
Chuẩn mực kiểm toán VAS 220
Khác……….
4. Ngƣời chịu trách nhiệm kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán là ai?
Chủ nhiệm kiểm toán (Manager)
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán
Khác……….
5. Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng, công ty tiến hành thực hiện phân công nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán dựa trên:
Quy mô và tính phức tạp của cuộc kiểm toán
Số lƣợng nhân viên và lịch trình thực hiện công việc
Sự am hiểu và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của công ty đƣợc kiểm toán
Tính liên tục và tính luân phiên của nhân viên theo định kỳ
Khác
Các câu hỏi sau đây phản ánh đánh giá của các anh/chị về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán, anh/chị vui lòng cho tôi xin ý kiến: Nhân tố tác động Mức độ thực hiện Rất hữu hiệu Hữu hiệu Không hữu hiệu Không thực hiện Tìm hiểu và lựa chọn khách hàng
6. Công ty thu thập thông tin liên quan đến khách hàng để đƣa ra quyết định tiếp tục duy
trì mối quan hệ với khách hàng hoặc chấp nhận khách hàng mới.
7. Công ty có thu thập thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh và các yếu tố bên ngoài tác động đến khách hàng
8. Công ty có tìm hiểu về quy định pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang hoạt động
9. Đối với các khách hàng mới, công ty phải thu thập thông tin liên quan đến các vấn đề trọng yếu trong kiểm toán năm gần nhất từ bên thứ ba.
10. Ngƣời thực hiện đánh giá thông tin khách hàng là Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) và phải thảo luận với Chủ phần hùn (Partner) và Ban Giám đốc công ty.