8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.2.4 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng các nước
Dự báo hoạt động ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0
1.2.4.1 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng các nước
Ngân hàng CitiBank - Mỹ
Citibank là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, thành công trên thị trường tài chính thế giới. Ngân hàng rất đa dạng trong việc gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Với thế mạnh của mình trên thị trường, Citibank rất chú trọng và thành công trong việc nâng cao thu nhập ngoài lãi thông qua gia tăng nguồn thu nhập từ cung cấp các dịch vụ về ngoại hối và giao dịch phái sinh. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống mạng
lưới toàn cầu và những nhân viên có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực để bán các sản phẩm về ngoại hối và phái sinh.
Ngoài ra, để gia tăng nguồn thu nhập ngoài hoạt động tín dụng, ngân hàng này còn đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ được tạo ra trên cơ sở hiểu biết và nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng chú trọng nâng cao thu nhập dịch vụ qua việc phát triển các kênh phân phối tự động, giao dịch trực tuyến để gia tăng lợi ích và nguồn khách hàng (Smartbanking, Internetbanking, contract center…). Ngân hàng cũng khai thác tối đa các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại nhất hiện nay để phát triển hoạt động dịch vụ. Đồng thời, Citibank cũng chú trọng đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình giao dịch. Nhờ vậy, Citibank có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, một trong những ngân hàng thương mại được thành lập rất sớm và lớn mạnh tại Trung Quốc (thành lập năm 1951). Kinh nghiệm nâng cao nguồn thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng này như sau:
- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại rộng khắp Trung Quốc nhằm cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, các tiện ích tài chính một cách an toàn và hiệu quả đến khách hàng. Từ đó thu hút khách hàng.
- Đem lại những dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng tốt nhất đến với khách hàng ở khu vực thành thị và nông thôn từ đó gia tăng nguồn thu nhập.
- Ngân hàng đưa ra mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại toàn cầu thông qua việc phát triển các dịch vụ ngoại hối phái sinh.
- Đa dạng hóa nguồn thu bằng cách mở rộng hợp tác chiến lược với những ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, và các công ty cho thuê tài chính, trong đó có 45 ngân hàng trong nước, 90 công ty bảo hiểm và 7,56 triệu khách hàng trực tuyền, nhờ những liên kết này đã giúp nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng ổn định qua các năm.
Ngân hàng Krung Thai Bank - Thái Lan
Đây là ngân hàng hợp nhất hai ngân hàng thuộc chính phủ Thái Lan: Ngân hàng Kaset Bank và Ngân hàng Monton, ngân hàng này là "Nhà cung cấp tài chính thương mại tốt nhất tại Thái Lan 2016" bởi tạp chí Global Finance dựa trên đầu vào từ các nhà phân tích ngành công nghiệp, giám đốc điều hành công ty và các chuyên gia công nghệ. Để nâng cao thu nhập ngoài lãi tại ngân hàng, ngân hàng đã quan tâm đến lĩnh vực kênh phân phối và đã đề ra chiến lược chuyển đổi ngân hàng số. Ngân hàng này đã xây dựng Hệ thống quản lý tích hợp đa kênh, hệ thống quản lý thẻ, hệ thống Internet Banking, hệ thống Mobile Banking và hệ thống giao dịch tại chi nhánh trên nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm gia tăng các sản phẩm, dịch vụ mới, mang nhiều lợi ích và giảm chi phí cho ngân hàng.
1.2.4.2 Dự báo hoạt động ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới nói về về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý, mà yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Hiện nay, Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, tác động đến mọi mặt trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Làn sóng công nghệ tạo ra những thay đổi trong nhiều lĩnh vực và lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng không
ngoại lệ. Dưới thời đại cách mạng cộng nghệ 4.0, hoạt động ngân hàng sẽ có những chuyển biến có thể kể đến như sau:
- Phát triển ngân hàng số: Ngân hàng số được hiểu là một mô hình hoạt động của ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số. Cụ thể hơn, là cách thức và quá trình hoạt động của một tổ chức, dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để thực hiện các chức năng của một ngân hàng. Các ngân hàng có xu hướng lấy CNTT làm nồng cốt, tập trung nghiên cứu và phát triển internet banking, mobile banking và các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng để phù hợp với thị hiếu khách hàng. Hiện nay, hoạt động ngân hàng số đang ngày càng phát triển, xuất phát từ xu hướng sau: Phát triển và ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng; Khách hàng ngày càng sử dụng các dịch vụ điện tử của ngân hàng qua mạng internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến; Khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng vì không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất mát, tiền giả, nhầm lẫn trong quá trình kiểm đếm; Phát triển ngân hàng số chính là xu hướng phát triển của các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, trong phát triển ngân hàng số, dịch vụ thanh toán sẽ là dịch vụ có tốc độ phát triển mạnh nhất. Theo Báo cáo về xu hướng thanh toán do Tập đoàn Tài chính JP Morgan Chase phát hành trong năm 2017, ví điện tử và thanh toán số sẽ là bước phát triển tất yếu của thế giới. Forrester Research Inc. ước tính thanh toán di động sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019, trong đó có vô số cơ hội cho nền tảng thanh toán di động như Samsung Pay.
- Ứng dụng các giải pháp CNTT trong hoạt động nghiệp vụ: Những ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế về khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Các ứng dụng CNTT giúp ngân hàng tăng tốc độ xử lý giao dịch, hạn chế rủi ro, an toàn và tiết kiệm được chi phí từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động. Các ứng dụng công nghệ thông tin được xây dựng và áp dụng trong tất cả các hoạt động chính của ngân hàng, như: hoạt động quản trị, hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán,... Các ứng dụng công nghệ thông tin có thể kể đến như: ứng dụng quản lý chứng
từ, quản lý hóa đơn, quản lý nhân sự và tiền lương (trả lương tập trung thực hiện tự động trên hệ thống), ứng dụng xếp hạng tín dụng khách hàng trong hoạt động tín dụng (kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được hệ thống tính toán tự động khi nhập thông tin khách hàng vào hệ thống), lập tờ trình tín dụng, ...
1.2.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với BIDV
Dựa vào kinh nghiệm về việc nâng cao nguồn thu nhập ngoài lãi của một số ngân hàng và xu hướng hoạt động ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có thể rút ra những kinh nghiệm thiết thực cho việc nâng cao thu nhập ngoài lãi tại BIDV như sau:
- Gia tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ, bằng cách: đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại; bắt kịp xu thế công nghệ thời đại trong việc phát triển các sản phẩm nhằm tối đa lợi ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng.
- Tăng cường tiếp thị, bán chéo các sản phẩm để gia tăng các nguồn thu nhập ngoài hoạt động tín dụng.
- Phát triển khách hàng toàn diện trên mọi khu vực, từ thành thị đến nông thôn. Gia tăng nguồn thu cho ngân hàng từ nhiều nguồn khách hàng khác nhau (đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng).
- Ưu tiên phát triển ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh ngân hàng, quy trình, sản phẩm, kênh phân phối và yêu cầu quản trị hệ thống, nguồn nhân lực phù hợp với công nghệ ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, an toàn và bảo mật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương, tác giả đã trình bày các cơ sở lý thuyết về hoạt động của NHTM, các lý thuyết về thu nhập ngoài lãi. Trong đó, tác giả đã nêu khái niệm thu nhập ngoài lãi, các nguồn thu nhập ngoài lãi đến từ các hoạt động cụ thể của NHTM và tầm quan trọng của thu nhập ngoài lãi đối với NHTM. Tác giả cũng tổng hợp một số kinh nghiệm trong việc nâng cao thu nhập ngoai lãi của một số ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng dự báo hoạt động kinh doanh ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 – cuộc cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Từ đó rút ra những bài học chủ yếu có giá trị đối với BIDV, trong đó việc nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động để gia tăng hiệu quả hoạt động và tăng nguồn thu là mục tiêu quan trọng. Những cơ sở lý luận trên hình thành cơ sở lý luận nhằm định hướng, phát triển các nội dung nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề tài đã đề ra.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI BIDV
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM
Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam; một trong 2.000 doanh nghiệp lớn và quyền lực nhất thế giới; 400 ngân hàng lớn nhất thế giới (theo xếp hạng của Forbes và Brand Finance 2017). BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...
- 1957 – 1981: Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” (1957 - 1981) của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam gắn với yêu cầu phục vụ công cuộc kiến thiết, xây dựng miền Bắc, trong điều kiện đất nước vừa được giải phóng, hòa bình được lập lại nhưng hai miền vẫn bị chia cắt. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát, quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước cấp dành cho đầu tư kiến thiết cơ bản được thực hiện theo kế hoạch và dự toán của Nhà nước.
Tuy chỉ kéo dài khoảng 1/4 thế kỷ, song hoạt động của BIDV trong giai đoạn này trải qua ba thời kỳ: thời kỳ phục vụ “kiến thiết” đất nước trong điều kiện hòa bình xây dựng; thời kỳ vừa phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam và thời kỳ cả nước
thống nhất, hòa bình, phục vụ công cuộc khôi phục sau chiến tranh, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
- 1981 – 1990: Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990). Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường. Bước sang giai đoạn 1981 - 1990 là khoảng thời gian tương đối ngắn (chỉ 10 năm) so với giai đoạn trước 1957 - 1980 (23 năm), nhưng kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam lại đóng góp rất tích cực trong đổi mới. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn giai đoạn trước gấp bội - cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.
- 1990 – 2012: Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, có một cột mốc quan trọng là từ năm 1995, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại sau khi đã chuyển chức năng cấp phát vốn ngân sách nhà nước và một phần cán bộ sang Tổng cục Đầu tư - Phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Từ đây, BIDV tiếp tục phát triển và đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ phục vụ, thúc đẩy nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thoát khỏi cơ chế bao cấp, BIDV đã xác lập cho mình một quỹ đạo phát triển mới, phù hợp với logic phát triển của quốc tế và thời đại, tự tin bước vào thế giới mở cửa - hội nhập, chấp nhận cạnh tranh và tiến vượt lên. BIDV chuyển sang giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, trên một thị trường rộng lớn và mang tính cạnh tranh hơn, với việc khẳng
định thương hiệu và vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường tài chính, ngân hàng. Từ chỗ là một định chế tài chính sinh ra để phục vụ Nhà nước và các Doanh nghiệp Nhà nước, giờ đây, BIDV trở lại đúng chức năng “gốc” của một ngân hàng: phục vụ doanh nghiệp, phục vụ các chủ thể thị trường - bằng các công cụ thị trường và theo nguyên tắc thị trường. Để đáp ứng sự thay đổi đó, hoạt động quản trị điều hành của BIDV bắt đầu tiệm cận đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời, từng bước