Phát triển kênh phân phối hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập ngoài lãi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 79)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.6 Phát triển kênh phân phối hiện đại

Với kênh phân phối truyền thống ngân hàng có tính ổn định cao, hoạt động tương đối an toàn, dễ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, các kênh phân phối truyền thống lại có nhược điểm là chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở lớn, cần nhiều đội ngũ nhân viên giao dịch, hoạt động gián đoạn (không liên tục 24/24). Trong khi đó, kênh phân phối hiện đại có ưu điểm là khắc phục được các hạn chế của kênh phân phối truyền thống. Vì vậy BIDV cần chú trọng xây dựng kênh phân phối hiện đại:

- Tăng số lượng máy ATM, POS trên tất các các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh mở rộng mạng lưới, không ngừng phát triển các sản phẩm mới ứng dụng trên ATM như: Thanh toán tiền hoá đơn điện thoại, hoá đơn điện, hoá đơn nước…

- Huy động nguồn lực và khẩn trương xây dựng các dự án SMS Banking, Home Banking, PhoneBanking, Internet Banking và Mobile Banking. Hệ thống Internet Banking và Mobile Banking sẽ là kênh phân phối hiện đại, hiệu quả vì được đảm bảo an toàn nhờ áp dụng các biện pháp mã hoá bảo vệ dữ liệu giao dịch và tăng cường bảo mật bằng xác thực 2 yếu tố (mật khẩu và mật khẩu một lần gửi về điện thoại di động). Phát triển các tiện ích trên kênh giao dịch điện tử như vấn tin các loại tài khoản, thực hiện các giao dịch chuyển khoản, chuyển tiền, thanh toán khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán hoá đơn… và đăng ký trực tuyến sử dụng các dịch vụ đa

dạng. Phát triển các ứng dụng để người sử dụng hạn chế tối đa việc ra quầy giao dịch nhưng đảm bảo an toàn và bảo mật.

3.2.7 Giải pháp về nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực

- Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh ngoài lãi. Khi trình độ công nghệ của các ngân hàng là tương đương nhau thì chất lượng nguồn lực sẽ tạo ra sự khác biệt về chất lượng dịch vụ ngân hàng.Để nâng cao chất lượng điều hành, BIDV cần:

+ Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các Ban, Trung tâm Hội sở chính và tăng cường phối hợp giữa các Ban, Trung tâm với các đơn vị là Chi nhánh trong hệ thống. + Tăng cường quản trị rủi ro: Xây dựng những quy trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ: thường xuyên tổ chức các lớp học nghiệp vụ, các lớp học nâng cao kỹ năng bán hàng, kỹ năng nghiệp vụ, và nâng cao sự hiểu biết của cán bộ về sản phẩm ngân hàng. Cần có bộ chỉ tiêu đánh giá cán bộ ngân hàng. Đi đôi với công tác đào tạo, cần bám sát cán bộ sau quá trình đào tạo. Ngoài những lớp đào tạo mang tính lý thuyết cần tổ chức những lớp đào tạo thực chiến cho cán bộ (tức là đào tạo thực hành) để nâng cao hiệu quả đào tạo. “Học đi đôi với hành” thì mới có hiệu quả. Nhất là đối với những cán bộ cũ, tư duy theo lối mòn, không chịu thay đổi cách làm thì phương pháp này phần nào mang lại hiệu quả. Đào tạo nguồn cán bộ giỏi chuyên môn, giỏi về sản phẩm, giỏi về kỹ năng để giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của BIDV mang lại cho khách hàng. - Ngoài ra, BIDV cần đào tạo đội ngũ cán bộ tương thích với từng đối tượng, chức danh, vị trí làm việc trong lĩnh vực, chuyên môn cao để ứng dụng, triển khai và vận hành công nghệ thông tin. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CNTT, đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập ngoài lãi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)